Loại quả là ‘vua giải độc’ tự nhiên: Vị đắng nhẹ nhưng dễ gây ‘nghiện’, có thể dùng để pha trà hoặc chế biến món ăn
(Thị trường tài chính) - Không chỉ là một vị thuốc quý giá cho sức khỏe, loại quả này còn có thể chế biến thành nhiều món ăn với hương vị đặc trưng.
Trong y học cổ truyền, mướp đắng được đánh giá cao với những công dụng như thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, mát gan, sáng mắt và kiểm soát lượng đường trong máu, rất hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, loại quả này còn được chứng minh là có khả năng hỗ trợ giảm cholesterol và hạn chế tích tụ mỡ trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Công dụng ‘không tưởng’ của loại quả ‘sần sùi’
Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua, mặc dù có vẻ ngoài sần sùi và không mấy bắt mắt, nhưng lại nổi tiếng với hương vị đặc trưng, được tôn vinh như “vua giải độc tự nhiên”.
Với hàm lượng chất xơ phong phú, chất chống oxy hóa, cùng nhiều vitamin như C, A và các khoáng chất thiết yếu như canxi và sắt, mướp đắng đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh của nhiều nền văn hóa trên toàn thế giới.
Không chỉ là một vị thuốc quý giá cho sức khỏe, mướp đắng còn có thể chế biến thành nhiều món ăn với hương vị đặc trưng. Ảnh: Internet
Với tính hàn và mát, mướp đắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm thanh nhiệt, giải độc, mát gan và trị rôm sảy. Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, canxi, kali, photpho, cùng các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6 và đặc biệt là vitamin C, giúp cơ thể bổ dưỡng, mát mẻ và tốt cho sắc đẹp. Đối với phái đẹp, mướp đắng được coi là một "bài thuốc quý" với khả năng làm sáng da và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm.
Mướp đắng khô cũng có tác dụng tương tự như mướp đắng tươi. Các hợp chất glycosid trong mướp đắng không chỉ giúp hạ mỡ máu mà còn có khả năng giảm đường huyết, rất phù hợp cho những người có tình trạng mỡ máu cao hoặc tiểu đường.
Mướp đắng có tính hàn và mát nên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Thêm vào đó, mướp đắng giúp giảm xơ gan, viêm gan, táo bón và nâng cao khả năng miễn dịch. Đặc biệt, loại quả này rất ít calo, tạo cảm giác no lâu, khiến nó trở thành một thực phẩm lý tưởng cho những ai muốn giảm cân.
Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên thận trọng khi tiêu thụ mướp đắng do có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn. Các thành phần như nhựa, quinin, glycosid saponin và morodicine có trong mướp đắng có thể gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn, mờ mắt, nôn mửa, mẩn đỏ trên mặt, tiêu chảy, tăng tiết nước bọt và yếu cơ ở phụ nữ mang thai. Thậm chí, mướp đắng có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
Mướp đắng giúp giảm xơ gan, viêm gan, táo bón và nâng cao khả năng miễn dịch. Ảnh: Internet
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như mướp đắng xào trứng, nhồi thịt, xào thịt bò hoặc nộm mướp đắng... Ngoài ra, mướp đắng cũng có thể ăn sống với các món ăn như mướp đắng thái mỏng kèm ruốc, hoặc ăn cùng muối vừng, mang lại vị bùi và ít đắng. Mướp đắng có thể được chế biến theo nhiều cách như luộc, xào, nấu canh hoặc thậm chí là pha trà.
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, ai đã ăn được thì siêu nghiện. Ảnh: Internet
Khi được chế biến thành trà, mướp đắng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Loại trà này chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện làn da, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Lưu ý những trường hợp không nên tiêu thụ mướp đắng
Mướp đắng được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để tiêu thụ loại thực phẩm này. Theo lời khuyên từ Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), có bốn nhóm người nên hạn chế hoặc kiêng ăn mướp đắng.
Người huyết áp thấp
Theo Lương y, ướp đắng chứa các hợp chất như charantin, polypeptid-P và vicine, có khả năng làm giảm đường huyết, dẫn đến nguy cơ tụt huyết áp. Vì vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp nên tránh xa loại thực phẩm này.
Người có vấn đề về tiêu hóa
Việc tiêu thụ mướp đắng quá mức có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Đối với những người đang gặp rắc rối về hệ tiêu hóa, tốt nhất là nên hạn chế hoặc kiêng ăn mướp đắng.
Mướp đắng được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để tiêu thụ. Ảnh minh họa
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ xuất huyết và sảy thai. Đặc biệt, phụ nữ mang thai ăn nhiều mướp đắng có thể kích thích tử cung, gây ra tình trạng sinh non. Hơn nữa, phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Người mới phẫu thuật
Việc ăn mướp đắng ngay sau khi phẫu thuật có thể gây trở ngại cho quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Do đó, tốt nhất là người bệnh nên ngừng tiêu thụ mướp đắng ít nhất trong vòng 2 tuần trước và sau phẫu thuật.