HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

PMI sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng lần đầu tiên sau 6 tháng

Thanh Lê

(Thị trường tài chính) - Kết quả khảo sát chính thức công bố vào hôm nay (31/10) cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại vào tháng 10, chấm dứt chuỗi giảm kéo dài 6 tháng.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) chính thức đã vượt qua ngưỡng 50 điểm, tăng từ mức 49,8 điểm vào tháng 9 lên 50,1 điểm trong tháng 10, cao hơn dự kiến và cho thấy sự phục hồi tích cực của ngành sản xuất.

PMI sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng lần đầu tiên sau 6 tháng - ảnh 1
Mặc dù hoạt động sản xuất có dấu hiệu phục hồi, song bức tranh kinh tế Trung Quốc vẫn còn những nét tối

Đồng thời, chỉ số PMI phi sản xuất (bao gồm xây dựng và dịch vụ) cũng tăng lên 50,2 trong tháng này sau khi giảm xuống 50,0 vào tháng 9. 

Các nhà hoạch định chính sách đang đặt kỳ vọng vào gói kích thích tài chính được công bố cuối tháng 9 nhằm ổn định nền kinh tế trị giá 19 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, kích thích tăng trưởng cho vay và đầu tư trong bối cảnh thị trường bất động sản suy giảm mạnh và niềm tin của người tiêu dùng yếu ớt tiếp tục làm nản lòng các nhà đầu tư.

Tâm lí trong lĩnh vực sản xuất đã bị kìm hãm trong nhiều tháng do với giá sản xuất giảm và đơn hàng sụt giảm. Bên cạnh đó, xuất khẩu, một điểm sáng duy nhất, cũng giảm trong tháng trước, và nền kinh tế đã ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất kể từ đầu năm 2023 trong quý III.

Tuy nhiên, các quan chức vẫn lạc quan rằng các chính sách hỗ trợ mới nhất này sẽ sớm có tác động tích cực. Trước đây, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng các cuộc khảo sát dựa trên tâm lý thường vẽ nên một bức tranh u ám hơn so với các chỉ số dữ liệu thực tế. Thực tế, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy cứ 3 người thì có 1 người dự đoán hoạt động của nhà máy sẽ quay lại tăng trưởng trong tháng này.

Mặc dù hoạt động sản xuất có dấu hiệu phục hồi, song bức tranh kinh tế Trung Quốc vẫn còn những nét tối. Lợi nhuận công nghiệp trong tháng 9 giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu không đủ.

Các chỉ số gần đây cũng cho thấy áp lực giảm phát gia tăng và nhu cầu vay kém sôi động, làm dấy lên thêm lo ngại về sự phục hồi kinh tế và củng cố lý do cần có thêm kích thích để thúc đẩy tăng trưởng. Theo Reuter đưa tin, Trung Quốc đang cân nhắc phê duyệt việc phát hành hơn 10 nghìn tỷ NDT (1,4 nghìn tỷ USD) nợ bổ sung trong những năm tới.

Theo Reuters