HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Gần một nửa người trẻ ở trung tâm tài chính châu Á tự coi mình là 'kẻ bỏ đi'

Vũ Bấc

(Thị trường tài chính) - Kết quả từ cuộc khảo sát xã hội Hồng Kông kêu gọi sự giúp đỡ và chú ý đối với sức khỏe tâm thần đáng báo động của người trẻ, chủ yếu đến từ áp lực học hành.

Một cuộc khảo sát mới được thực hiện tại Hồng Kông (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng gần 50% người trẻ ở thành phố này tự đánh giá mình là “kẻ thất bại”, chủ yếu do áp lực từ thành tích học tập. Kết quả khảo sát đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng sức khỏe tâm thần của giới trẻ tại trung tâm tài chính hàng đầu châu Á, đồng thời kêu gọi xây dựng mạng lưới hỗ trợ toàn diện hơn.

Gần một nửa người trẻ ở trung tâm tài chính châu Á tự coi mình là 'kẻ bỏ đi' - ảnh 1

Công bố vào 14/12 vừa qua, kết quả khảo sát cho thấy “chỉ số thất bại” cao, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về các biện pháp hỗ trợ tinh thần cho giới trẻ. Bà Apple Ngo Hoi-ling, giám sát dịch vụ tại một câu lạc bộ do tổ chức này điều hành ở Sham Shui Po, cho biết: “Điều này đòi hỏi phải thay đổi thái độ xã hội đối với khái niệm thất bại, đồng thời xây dựng mạng lưới hỗ trợ từ gia đình, trường học và bạn bè để giúp giới trẻ vượt qua các thử thách và cải thiện sức khỏe tâm thần cũng như động lực sống.”

Khảo sát được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9, với 597 người tham gia trong độ tuổi từ 12 - 24 tuổi. Kết quả cho thấy, 48,3% người được hỏi đánh giá “chỉ số thất bại” của mình ở mức 6 hoặc cao hơn trên thang điểm 10 – một tỷ lệ đáng lo ngại. Hơn 75% số người tham gia cho biết nguyên nhân chính khiến họ cảm thấy thất bại xuất phát từ kết quả học tập.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác bao gồm sự phát triển cá nhân và các mối quan hệ xã hội. Điểm trung bình của “chỉ số thất bại” là 5,6, với các lý do phổ biến như không đạt được mục tiêu cá nhân, không thể hiện được năng lực bản thân, hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của người khác.

Gần một nửa người trẻ ở trung tâm tài chính châu Á tự coi mình là 'kẻ bỏ đi' - ảnh 2
55% số người được khảo sát phải chịu trách nhiệm sau khi trải qua thất bại, trong đó độ tuổi 12 - 18 đang đi học chiếm tới 74% những người này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người tự đánh giá bản thân thất bại nhiều hơn người khác thường nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực. Đặc biệt, 55% người được hỏi cho biết họ bị trách móc, chủ yếu từ các thành viên gia đình, sau khi trải qua thất bại, điều này càng làm tổn hại sức khỏe tâm thần.

Bảng câu hỏi đo lường sức khỏe tâm thần cũng phát hiện rằng 6,4% người trẻ trải qua đau khổ hoặc chấn thương tâm lý nghiêm trọng gây ra do áp lực từ gia đình và xã hội.

Tổ chức Dịch vụ Cơ đốc giáo Hồng Kông kêu gọi xã hội tăng cường hỗ trợ giới trẻ, bao gồm các chương trình can thiệp nhóm để giúp họ đánh giá lại trải nghiệm thất bại, thiết lập giá trị cá nhân, và tham gia vào các hoạt động xã hội. Đồng thời, cần cải thiện giáo dục công nhằm giảm định kiến xã hội và thúc đẩy văn hóa chấp nhận lẫn nhau.

Báo cáo nhấn mạnh rằng một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ không chỉ cần thiết cho giới trẻ mà còn phải mở rộng đến các phụ huynh, nhằm giảm áp lực và tạo môi trường phát triển lành mạnh hơn.

Theo SCMP

Ý kiến bạn đọc