HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

‘Siêu lăng mộ tổ’ lớn bậc nhất Việt Nam được đại gia mua 10ha đất xây dựng, thuê kiến trúc sư Pháp, hàng năm đều tổ chức đại lễ

Mộng Kha

(Thị trường tài chính) - Ngày nay, nơi đây trở thành địa điểm tổ chức đại lễ giỗ Tổ họ Trần Việt Nam.

Nhắc đến làng Mẹo, tức làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước công trình lăng mộ Đức Hoằng Nghị Đại Vương, một trong những công trình lăng mộ lớn bậc nhất Việt Nam. 

Đại gia Trần Văn Sen (Ảnh: Internet)

Đại gia Trần Văn Sen (Ảnh: Internet)

Theo đó, công trình hoành tráng này thuộc về đại gia Trần Văn Sen (Sinh năm 1940), Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Tập đoàn Hương Sen. Để xây dựng lăng mộ, ông Sen đã mua 10ha cánh đồng làng Mẹo. Người dân địa phương thường gọi đây là "đền thờ" vì tại mảnh đất này trước đây có một ngôi đền nhỏ, được gọi là đền Nhà Ông, vốn rất linh thiêng.

Theo lịch sử, thời nhà Trần có một người tên Trần Hoằng Nghị, chính là Đức Hoằng Nghị Đại Vương. Sau khi qua đời, ông được chôn cất tại đây và người dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ. Đức Hoằng Nghị Đại Vương, cha đẻ của thái sư Trần Thủ Độ, đã dạy dân làng Mẹo trồng dâu, nuôi tằm, dệt cửi và rất được lòng dân. Để thể hiện lòng tôn kính, ông Sen quyết định xây dựng lăng mộ với quy mô đồ sộ.

Công trình lăng mộ này được khởi công xây dựng từ năm 2002 - 2011 thì hoàn thành (Ảnh: Internet)

 

Công trình lăng mộ này được khởi công xây dựng từ năm 2002, đến năm 2011 thì hoàn thành (Ảnh: Internet)

Theo thiết kế ban đầu, lăng mộ dự kiến cao 51m, để người bên kia sông Hồng có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, do nền đất yếu và công trình quá nặng, lăng mộ đã bị lún sâu khoảng 1m. Do đó, chiều cao và một số hạng mục phải được rút ngắn. Để có nền móng vững chắc, ông Sen đã cho đào sâu 4,2m và đổ bê tông kín đặc, tạo thành lớp dày bao quanh tầng hầm, nơi thờ cúng phần mộ của Đức Hoằng Nghị Đại Vương. 

Móng lăng mộ được làm nổi lên so với mặt đất cao 2,5m. Từ dưới tầng hầm nhìn lên, mái lăng mộ có ba lớp bê tông xếp chồng lên nhau, rất tráng lệ.

Các chi tiết kiến trúc của lăng mộ đều có sự tư vấn của những chuyên gia văn hóa, sử học (Ảnh: Internet)

Các chi tiết kiến trúc của lăng mộ đều có sự tư vấn của những chuyên gia văn hóa, sử học (Ảnh: Internet)

Bên trong lăng mộ có tổng diện tích 800m², với 42 cột trụ lớn nhỏ đỡ mái nặng hàng nghìn tấn. Công trình mang nét kiến trúc thời nhà Trần, bao gồm các pho tượng vua quan đời Trần được điêu khắc tinh xảo, làm bằng đồng và phủ vàng óng ánh, thể hiện sự đầu tư lớn của ông Sen.

Các kiến trúc sư đã khéo léo đưa nét kiến trúc cổ vào công trình đồ sộ này (Ảnh: Internet)

Các kiến trúc sư đã khéo léo đưa nét kiến trúc cổ vào công trình đồ sộ này (Ảnh: Internet)

Tầng 2 của lăng mộ là nơi thờ Đức Hoằng Nghị Đại Vương cùng 4 vị phu nhân. Tầng 3 thờ 4 vị Thủy tổ của nhà Trần cùng các vị vua và quan quân thân cận. Đặc biệt, trong lăng mộ còn có tượng của vua Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của nhà Lý và tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Tượng thờ Đức Hoằng Nghị Đại Vương (Ảnh: Internet)

Tượng thờ Đức Hoằng Nghị Đại Vương (Ảnh: Internet)

Được biết, để xây dựng lăng mộ này, tỷ phú Trần Văn Sen đã mất hàng chục năm tham khảo, học hỏi và chi tới cả tỷ đồng để thuê các kiến trúc sư người Pháp thiết kế.

Ngày nay, nơi đây trở thành địa điểm tổ chức đại lễ giỗ Tổ họ Trần Việt Nam, một sự kiện truyền thống đầy trang trọng và ý nghĩa. Năm nay, đại lễ diễn ra vào ngày 23/2 âm lịch, thu hút đông đảo thế hệ con cháu họ Trần tham gia. Trong buổi lễ, các thế hệ con cháu đã cùng nhau điểm lại lịch sử vẻ vang của nhà Trần trong suốt 175 năm. Triều đại Trần đã lãnh đạo quân và dân Đại Việt lập nên những chiến công hiển hách, đánh thắng ba cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên - Mông góp phần xây dựng nền văn hóa Thăng Long rực rỡ.

‘Siêu lăng mộ tổ’ lớn bậc nhất Việt Nam được đại gia mua 10ha đất xây dựng, thuê kiến trúc sư Pháp, hàng năm đều tổ chức đại lễ   - ảnh 6

Nhiều nghi thức truyền thống được thực hiện tại Lễ giỗ Tổ họ Trần Việt Nam (Ảnh: Internet)

Sự kiện này cũng góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tổ tiên, đồng thời đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương Thái Bình ngày càng văn minh, giàu đẹp.