HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Dòng sông ‘cõng’ nhiều cầu vượt nhất Việt Nam sẽ có thêm cầu mới trị giá 8.300 tỷ, được xây dựng dựa trên ý tưởng ‘Cánh chim hòa bình’

Dương Uyển Nhi

(Thị trường tài chính) - Cây cầu này là một trong 10 cầu bắc qua sông Hồng theo Quy hoạch Giao thông vận tải Hà Nội, được triển khai trong giai đoạn 2015-2030.

Ngày 12/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Dương Đức Tuấn, đã ký quyết định phê duyệt phương án và vị trí xây dựng cầu Thượng Cát cùng đường hai đầu cầu (tỷ lệ 1/500) tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, Hà Nội. 

Dòng sông ‘cõng’ nhiều cầu vượt nhất Việt Nam sẽ có thêm cầu mới trị giá 8.300 tỷ, được xây dựng dựa trên ý tưởng ‘Cánh chim hòa bình’ - ảnh 1
Phối cảnh cầu Thượng Cát (Ảnh: Kiến Việt)

Dự án cầu Thượng Cát thuộc nhóm A với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.300 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2023-2027, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.

Dòng sông ‘cõng’ nhiều cầu vượt nhất Việt Nam sẽ có thêm cầu mới trị giá 8.300 tỷ, được xây dựng dựa trên ý tưởng ‘Cánh chim hòa bình’ - ảnh 2
(Ảnh: Kiến Việt)

Cầu Thượng Cát có tổng chiều dài 5,22km, trong đó cầu chính dài 820m, rộng 33m, đáp ứng 8 làn xe. Đường dẫn hai đầu cầu rộng 50-60m. Công trình sẽ kết nối quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh qua sông Hồng.

Điểm đầu cầu Thượng Cát được xác định tại nút giao với đường Kỳ Vũ, phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm; điểm cuối tại nút giao với đường 23B, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh. Tuyến cầu được thiết kế dựa trên sự đồng bộ với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô và các quy hoạch phân khu đô thị GS, sông Hồng, N4 đã được phê duyệt.

Dòng sông ‘cõng’ nhiều cầu vượt nhất Việt Nam sẽ có thêm cầu mới trị giá 8.300 tỷ, được xây dựng dựa trên ý tưởng ‘Cánh chim hòa bình’ - ảnh 3
Dòng sông ‘cõng’ nhiều cầu vượt nhất Việt Nam sẽ có thêm cầu mới trị giá 8.300 tỷ, được xây dựng dựa trên ý tưởng ‘Cánh chim hòa bình’ - ảnh 4
(Ảnh: Kiến Việt)

Cầu Thượng Cát có phương án thiết kế dây văng với ý tưởng kiến trúc "Cánh chim hòa bình" vươn cao, từng đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc do TP. Hà Nội tổ chức.

Cầu chính gồm 4 nhịp, sử dụng kết cấu dây văng. Trụ cầu được thiết kế cong nhẹ, mở rộng sang hai bên như cánh chim dang rộng. Cầu chính rộng 37,4m, với 6 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp, mang lại sự kết hợp giữa thẩm mỹ và hiệu quả giao thông.

Tuyến đường Vành đai 3,5 có tốc độ thiết kế khoảng 80km/h, giúp đảm bảo thông suốt toàn bộ từ phía nam đến phía bắc sông Hồng, giảm tải cho các tuyến đường như 70, Vành đai 3 và Quốc lộ 32.

Cầu Thượng Cát được đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thông suốt của toàn tuyến Vành đai 3,5 từ Nam ra Bắc sông Hồng. Dự án này kỳ vọng sẽ kết nối với các tuyến giao thông quan trọng của Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc và thúc đẩy phát triển các khu đô thị trong khu vực.

Dòng sông ‘cõng’ nhiều cầu vượt nhất Việt Nam sẽ có thêm cầu mới trị giá 8.300 tỷ, được xây dựng dựa trên ý tưởng ‘Cánh chim hòa bình’ - ảnh 5
(Ảnh: Kiến Việt)

Hiện nay, sông Hồng là con sông có nhiều cầu vượt bắc qua nhất. Tính đến thời điểm này, Hà Nội có tám cầu qua sông Hồng, gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, và Việt Trì - Ba Vì.

Cầu Thượng Cát là một trong 10 cầu bắc qua sông Hồng theo Quy hoạch Giao thông vận tải Hà Nội, được triển khai trong giai đoạn 2015-2030. Điều này có nghĩa là đến năm 2050, Hà Nội sẽ có tổng cộng 18 cây cầu qua sông Hồng.

Chín cầu còn lại sẽ được xây dựng đến trong giai đoạn năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên và Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam kết nối với tỉnh Vĩnh Phúc).