HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Láng giềng Việt Nam phát triển công nghệ chưa từng có, cho phép ‘săn’ hàng nghìn vệ tinh của Mỹ

Ngọc Hân

(Thị trường tài chính) - Nhờ vào một mô phỏng đột phá, Trung Quốc có thể tiếp cận gần 1.400 vệ tinh Starlink trong vòng 12 giờ, sử dụng chỉ 99 vệ tinh trang bị công nghệ hiện đại như laser và vi sóng.

Mới đây, một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành mô phỏng các hoạt động trong không gian nhằm vào chòm vệ tinh khổng lồ Starlink của SpaceX và phát hiện rằng việc tiếp cận hệ thống này không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ, theo MSN. 

Kết quả từ mô phỏng máy tính cho thấy Trung Quốc có thể tiếp cận gần 1.400 vệ tinh Starlink trong vòng 12 giờ chỉ với 99 vệ tinh trang bị công nghệ laser, vi sóng và các thiết bị khác để theo dõi cũng như do thám.

Ông Wu Yunhua, trưởng nhóm nghiên cứu và cũng là trưởng khoa kiểm soát hàng không vũ trụ tại Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh, nhận định: "Tiềm năng ứng dụng quân sự của siêu chòm vệ tinh Starlink rất rõ ràng, đặc biệt trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine. Những năm gần đây, không gian đã trở thành một mặt trận quân sự quan trọng. Việc giám sát hoạt động của các cụm vệ tinh ngày càng trở nên cấp thiết".

Láng giềng Việt Nam phát triển công nghệ chưa từng có, cho phép ‘săn’ hàng nghìn vệ tinh của Mỹ - ảnh 1Ảnh minh họa. Nguồn: Global Times 

 

SpaceX, công ty do tỷ phú Elon Musk sáng lập, hiện đã phóng hơn 6.700 vệ tinh Starlink và dự kiến sẽ phóng thêm hàng chục nghìn vệ tinh trong những năm tới. Việc theo dõi một chòm vệ tinh khổng lồ như vậy với số lượng vệ tinh nhỏ đã từng được coi là bất khả thi, do yêu cầu tính toán quỹ đạo phức tạp và khả năng xử lý trong thời gian ngắn.

Do đó, Wu và các cộng sự cũng phải đối mặt với nhiều thử thách lớn. Một trong số đó là việc các vệ tinh Trung Quốc cần phải bay đủ gần để có thể phát hiện được vệ tinh Starlink trong vòng ít nhất 10 giây, nhưng không thể quá gần để tránh nguy cơ va chạm.

Những thiết bị như laser tiêu thụ nhiều năng lượng, vì vậy, các nhà khoa học cũng cần đảm bảo rằng mỗi vệ tinh Trung Quốc có đủ thời gian quay về phía Mặt Trời để nạp điện. 

Quá trình điều khiển vệ tinh đòi hỏi nhiều khoảng thời gian khác nhau, làm tăng độ khó của việc tính toán quỹ đạo. Bất chấp những thách thức này, nhóm nghiên cứu của Wu đã phát triển một công nghệ đột phá chưa từng có, cho phép hệ thống máy tính tại trung tâm điều khiển trên mặt đất tạo ra một kế hoạch hành động đáng tin cậy trong chưa đầy 2 phút.

Phương pháp này lấy cảm hứng từ cách thức săn mồi của cá voi. Những loài động vật này thường phối hợp với nhau để lùa cá nhỏ vào miệng, tối ưu hóa thời gian và bảo tồn năng lượng. 

Dựa vào đó, nhóm của Wu đã phát triển một thuật toán AI nhị phân, giúp vệ tinh Trung Quốc mô phỏng chính xác hành vi săn mồi của cá voi để "săn" được các vệ tinh Starlink.

Đại học Hàng không và Du hành Vũ trụ tiết lộ dự án này đã nhận được tổng kinh phí lên đến 2,2 triệu USD từ Chính phủ và quân đội Trung Quốc. 

Theo Global Times