Đường hầm dài 11km là một trong những địa đạo đầu tiên của Việt Nam, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét là 'di tích lịch sử có một không hai ở Đồng bằng Bắc bộ'

(Thị trường tài chính) - Đây được coi là liên khu du kích tiêu biểu nhất và đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia.

Địa đạo Nam Hồng nằm tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh (Hà Nội). Đây được biết đến là một điểm tác chiến độc đáo và tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn 1946 - 1954. Địa đạo Nam Hồng được ghi nhận là một trong những địa đạo đầu tiên của Việt Nam. Đây là liên khu du kích tiêu biểu, với hệ thống địa đạo và giao thông hào kết nối toàn xã tại các thôn: Tằng My, Đoài, Đìa, Vệ và liên thông với các khu vực lân cận như Thượng Phúc - Bắc Hồng và Sơn Du - Nguyên Khê. 

Đường hầm dài 11km là một trong những địa đạo đầu tiên của Việt Nam, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét là 'di tích lịch sử có một không hai ở Đồng bằng Bắc bộ' - ảnh 1
Địa đạo Nam Hồng nằm tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh. Ảnh: Đại Đoàn kết

Hệ thống địa đạo ngầm có tổng chiều dài gần 11km. Độ dài lớn kèm theo lộ trình có tính kết nối cao tạo nên một làng kháng chiến liên hoàn toàn xã, đóng vai trò như một pháo đài phòng ngự kiên cường dưới lòng đất.

Địa đạo Nam Hồng là một hệ thống địa đạo độc đáo, khác biệt so với các địa đạo từng tồn tại ở Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của địa đạo này là phần lớn các đoạn được đào và nối thông qua các ngôi nhà rải rác trong thôn xóm. Theo tư liệu còn lưu giữ, đoạn địa đạo đầu tiên được đào tại khu dân cư xóm Phó, thôn Đoài với chiều dài 200m. Địa đạo được thiết kế theo kiểu xương cá, bao gồm một trục chính kết nối với các nhánh nhỏ.

Đường hầm dài 11km là một trong những địa đạo đầu tiên của Việt Nam, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét là 'di tích lịch sử có một không hai ở Đồng bằng Bắc bộ' - ảnh 2
Địa đạo Nam Hồng khác biệt so với những địa đạo khác trong cùng thời kỳ. Ảnh: Đại Đoàn kết

Kỹ thuật xây dựng địa đạo Nam Hồng phản ánh trí tuệ và sự sáng tạo của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Địa đạo này cùng với các trận địa nổi tiếng khác như địa đạo Củ Chi, địa đạo Phú Thọ Hòa (TP. Hồ Chí Minh, 1947) và địa đạo Long Phước (Bà Rịa - Vũng Tàu, 1948) đã trở thành biểu tượng cho tinh thần kháng chiến bền bỉ của dân tộc. Hệ thống địa đạo không chỉ giúp bộ đội, dân quân du kích và nhân dân tránh được sát thương mà còn hỗ trợ tác chiến hiệu quả, gây tổn thất lớn cho địch. 

Tại nhà truyền thống Nam Hồng, hiện còn lưu giữ bản sao bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó Đại tướng nhận xét: “Nam Hồng là một làng kháng chiến có thành tích chiến đấu oanh liệt. Hệ thống địa đạo chiến đấu Nam Hồng là một di tích lịch sử có một không hai ở Đồng bằng Bắc bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tôi thấy đây là một di tích lịch sử rất quý giá, rất cần được bảo vệ, tôn tạo để giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Cần có sự quan tâm và có đầu tư thích đáng”.

Đường hầm dài 11km là một trong những địa đạo đầu tiên của Việt Nam, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét là 'di tích lịch sử có một không hai ở Đồng bằng Bắc bộ' - ảnh 3
Một cửa xuống địa đạo Nam Hồng. Ảnh: Đại Đoàn kết

Ngày 29/1/1996, xã Nam Hồng vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Đến ngày 13/2/1996, Khu di tích lịch sử - văn hóa địa đạo Nam Hồng được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Đường hầm dài 11km là một trong những địa đạo đầu tiên của Việt Nam, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét là 'di tích lịch sử có một không hai ở Đồng bằng Bắc bộ' - ảnh 4

Cửa hầm bí mật của từng gia đình đều được liên kết với địa đạo bảo đảm thuận tiện cho quá trình cơ động tránh những đợt càn quét, khủng bố của địch. Ảnh: Quốc phòng Thủ đô

Chi sẻ với Báo Đại Đoàn Kết, PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: “Địa đạo Nam Hồng là một địa đạo rất đặc biệt của chiến tranh du kích ở Đồng bằng Bắc Bộ và ở Hà Nội. Ngày xưa, địa đạo này rất dài. Có một thời kỳ, Bảo tàng Quân đội đã hỗ trợ phục hồi một số đoạn địa đạo, nhưng sau đó không được quản lý, dẫn đến phần địa đạo hiện nay chỉ còn lại hai đầu”.

Đường hầm dài 11km là một trong những địa đạo đầu tiên của Việt Nam, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét là 'di tích lịch sử có một không hai ở Đồng bằng Bắc bộ' - ảnh 5

 Di tích địa đạo trở thành địa chỉ đỏ trong tham quan, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ảnh: Quốc phòng Thủ đô


Hiện nay, địa đạo Nam Hồng đã xuống cấp và gần như bị lãng quên. địa đạo đã bị lãng quên và xuống cấp. Các di tích còn hiện hữu gồm: Đoạn địa đạo gốc xuyên qua 4 gia đình dài khoảng 67m đã được gia cố bằng bê tông cốt thép năm 1980 vẫn giữ nguyên hướng tuyến nhưng không còn theo kích thước hình dạng ban đầu. 

Bên cạnh đó, đoạn địa đạo được đào lại năm 2004 theo mô tả của nhân chứng, đang xây dựng dở, dài khoảng 250m, tường trần xây gạch nối từ nhà dân, theo đường giao thông ngõ xóm ra trận địa chiến đấu... Trước những giá trị lịch sử đặc biệt của địa đạo, UBND huyện Đông Anh đang triển khai kế hoạch cải tạo và khôi phục để bảo tồn các giá trị quan trọng này.