Vụ nổ 'bom nguyên tử cổ đại' khiến 50.000 người thiệt mạng, một thành phố phồn thịnh bị 'xóa sổ' hoàn toàn
(Thị trường tài chính) - Những vết tích này đã thu hút sự chú ý của các nhà địa chất trên toàn thế giới, đặt ra một trong những bí ẩn khoa học lớn nhất của thời hiện đại.
Bằng chứng về một giả thuyết "hoang đường"
Bom nguyên tử thường được xem là vũ khí hủy diệt của thời hiện đại, nhưng một số bằng chứng được phát hiện lại dẫn đến giả thuyết rằng bom nguyên tử có thể đã tồn tại từ thời cổ đại. Dù ý tưởng này có vẻ "hoang đường" với giới khoa học, các dấu vết tiềm năng về điều này đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.
Một trong những dấu tích điển hình phải kể đến là thủy tinh sa mạc – loại tinh thể silicon có hình dạng đặc biệt được tìm thấy rải rác ở các sa mạc, đặc biệt nhiều ở Libya và Ai Cập. Những mảnh thủy tinh này có nét tương đồng với các mảnh vỡ từ vụ nổ hạt nhân tại bãi thử nghiệm White Sands ở Alamogordo. Thủy tinh sa mạc lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1932 bởi Patrick Clayton – một nhà khảo sát của Cục Khảo sát Địa chất Ai Cập, khi ông tìm thấy chúng tại các cồn cát của Biển Đại Cát, gần cao nguyên Saad.
Phát hiện này đã gây chú ý đến các nhà địa chất trên toàn thế giới, trở thành một trong những bí ẩn lớn của thời hiện đại. Albion W. Hart, một trong những kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts, xác nhận rằng những mảnh thủy tinh ông thấy ở sa mạc châu Phi giống hệt loại thủy tinh hình thành sau các vụ thử bom nguyên tử ở White Sands. Tuy nhiên, độ tinh khiết và hình dạng của thủy tinh sa mạc cho thấy, nếu nó thực sự do một vụ nổ hạt nhân tạo ra, vụ nổ đó có thể mạnh hơn gấp 10.000 lần vụ thử ở New Mexico.
Một số nhà khoa học cho rằng thủy tinh sa mạc có thể hình thành từ các vụ va chạm thiên thạch khổng lồ với Trái đất từ thời xa xưa. Tuy nhiên, không có dấu tích miệng núi lửa nào được tìm thấy trong khu vực sa mạc, khiến giả thuyết thiên thạch kém thuyết phục. Thêm vào đó, thủy tinh sa mạc ở Libya có độ trong suốt và tinh khiết lên tới 99%, điều này không phổ biến trong các vụ va chạm thiên thạch, vốn thường để lại tạp chất như sắt và các vật liệu khác trong silicon.
Có thể là nguyên nhân diệt vong thành phố 50.000 cư dân
Năm 1922, nhà khảo cổ người Ấn Độ La Jay Benner và nhóm của ông đã phát hiện ra tàn tích của một thành phố cổ đại nằm trong thung lũng Indus. Tại đây, họ tìm thấy một lượng lớn xương người chôn vùi dưới lòng đất, gợi lên cảnh tượng của một cái chết đột ngột, kinh hoàng giáng xuống toàn bộ cư dân thành phố.
Các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra rằng trong đống đổ nát, hầu hết các ngôi nhà đều bị san phẳng, nhưng mức độ thiệt hại giảm dần khi càng xa trung tâm thành phố. Những ngôi nhà ở rìa chỉ bị hư hại nhẹ, trong khi các cấu trúc gần trung tâm gần như đã bị nghiền thành bột.
Thứ hai, cư dân thành phố dường như đã thiệt mạng gần như cùng một lúc, cho thấy họ có thể đã bị tấn công bất ngờ khi đang nghỉ ngơi trong nhà, đi dạo trên đường phố hoặc thậm chí có người còn đang tắm. Thảm họa này đã lấy đi mạng sống của gần 50.000 người, khiến toàn bộ thành phố trở thành một đống đổ nát và được các nhà khảo cổ gọi là “thành phố chết chóc”.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy lượng lớn đất sét và khoáng chất bị cháy trong thành phố. Theo nghiên cứu, những mảnh vỡ này chỉ có thể hình thành ở nhiệt độ ít nhất 14.000°C – một mức nhiệt chỉ có thể đạt được trong các lò luyện kim công nghệ cao hoặc những vụ cháy rừng kéo dài nhiều ngày.
Đặc biệt, các văn tự cổ Ấn Độ cũng ghi lại cảnh tượng tương tự: “Một vụ nổ sét và lửa không khói bất ngờ bùng nổ, mặt đất rung chuyển, nhiệt độ tăng cao khiến nước sôi sùng sục”.
Cuối cùng, những mô tả chi tiết về trận đại hồng thủy khủng khiếp tại khu vực này càng làm dấy lên nghi vấn rằng công nghệ hạt nhân có thể từng tồn tại và đã chống lại chính con người trong một kỷ nguyên cổ xưa.