Loại củ có ở Việt Nam được ví như ‘cục vàng’ chôn dưới đất, ăn thường xuyên để trì hoãn lão hóa, kéo dài tuổi thọ
(Thị trường tài chính) - Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, loại củ này được ví như “cục vàng” ẩn giấu trong lòng đất.
Khoai tây không chỉ phổ biến và có giá thành hợp lý, mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá giúp duy trì sức khỏe và tăng cường miễn dịch, đặc biệt vào những ngày trời lạnh. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, việc thường xuyên bổ sung khoai tây vào chế độ ăn có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, khoai tây được ví như “cục vàng” ẩn giấu trong lòng đất. Ảnh minh họa
Dinh dưỡng vượt trội từ loại củ đặc biệt này
Giàu vitamin giúp tăng cường miễn dịch và trẻ hóa làn da
Khoai tây chứa hàm lượng cao vitamin C và vitamin B, không hề kém cạnh các loại rau xanh. Theo USDA, trên cùng một khối lượng, khoai tây có lượng vitamin C cao gấp 10 lần táo và lượng vitamin B gấp 4 lần. Nhờ vitamin C, khoai tây giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, và kích thích sản xuất collagen, giúp da căng bóng và làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin B trong khoai tây cũng hỗ trợ cải thiện trí nhớ và tập trung, có lợi cho việc phòng ngừa bệnh Alzheimer.
Hỗ trợ xây dựng cơ bắp và kéo dài tuổi thọ
Khoai tây chứa từ 0,75%-4,6% protein, bao gồm lysine và tryptophan - hai axit amin thiết yếu giúp xây dựng cơ bắp. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh Dưỡng, protein từ khoai tây có thể kích thích quá trình tổng hợp protein mới trong cơ bắp, góp phần duy trì sức mạnh và sự trẻ trung cho cơ thể.
Khoai tây chứa hàm lượng cao vitamin C và vitamin B, không hề kém cạnh các loại rau xanh. Ảnh: Internet
Kiểm soát đường huyết và cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Khoai tây chứa tinh bột kháng - một loại chất xơ giúp tăng cường nhu động ruột, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, đồng thời giảm hấp thu đường và cholesterol. Đặc biệt, khi khoai tây được nấu chín và để nguội, hàm lượng tinh bột kháng tăng cao hơn, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ béo phì.
Giảm huyết áp nhờ hàm lượng kali cao
Khoai tây cung cấp tới 347mg kali trên mỗi 100g, là loại củ giàu kali nhất trong hơn 20 loại rau và trái cây thông dụng. Kali giúp cân bằng axit-bazơ trong cơ thể, giảm áp lực lên thành mạch và ổn định huyết áp, rất phù hợp cho người bị huyết áp cao. Chất xơ trong khoai tây cũng giúp thư giãn các mạch máu ngoại vi, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Sử dụng “cục vàng” này như nào để có lợi nhất cho sức khỏe
Tránh các phương pháp chế biến nhiều dầu mỡ
Khoai tây chiên và nghiền có chỉ số đường huyết (GI) cao, dễ gây tăng cân và có nguy cơ hình thành chất gây ung thư như acrylamide. Phương pháp chế biến tốt nhất là hấp, giữ lại hơn 80% vitamin C và các dưỡng chất cần thiết mà không làm tăng chất béo xấu.
Khoai tây chiên và nghiền có chỉ số đường huyết (GI) cao, dễ gây tăng cân và có nguy cơ hình thành chất gây ung thư. Ảnh: Internet
Không ăn cùng các thực phẩm giàu tinh bột
Để tránh nạp thừa tinh bột, không nên ăn khoai tây cùng với cơm hoặc bánh mì trong cùng một bữa. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng calo và hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.
Lưu ý không sử dụng trong trường hợp này
Hãy tránh dùng khoai tây đã xanh hoặc mọc mầm! Khoai tây để lâu hoặc bảo quản không đúng cách có thể mọc mầm hoặc chuyển màu xanh, dấu hiệu cho thấy hàm lượng solanine - một chất độc gây ngộ độc - đang tăng cao.
Lưu ý không sử dụng khi khoai tây đã xanh hoặc mọc mầm. Ảnh: Internet
Theo Báo Lao động, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, ngay cả khi hấp thụ ở liều nhỏ, solanine cũng có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy; liều cao có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Do đó, nếu thấy khoai tây mọc mầm hoặc có màu xanh, tốt nhất nên bỏ đi để đảm bảo an toàn.