Lộ diện 10 công ty bán dẫn có giá trị nhất thế giới: Mỹ chiếm áp đảo, Trung Quốc chỉ có 1 đại diện
(Thị trường tài chính) - Với vốn hóa thị trường chiếm hơn 70% toàn ngành, các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục thống lĩnh lĩnh vực bán dẫn, dù phần lớn chip tiên tiến không được sản xuất tại quốc gia này.
Đồ họa thông tin dưới đây tiết lộ vốn hóa thị trường của toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu tính đến ngày 30/12/2024. Dữ liệu được thu thập từ Companies Marketcap và chỉ bao gồm các công ty niêm yết công khai.
Hiện tại, Nvidia là công ty bán dẫn giá trị nhất thế giới, tiếp theo là Broadcom và TSMC.
Bảng dưới đây thể hiện các số liệu được sử dụng để tạo ra đồ họa trên.
Tính đến cuối năm 2024, các doanh nghiệp Mỹ chiếm 71,5% tổng vốn hóa thị trường toàn cầu của ngành bán dẫn, dù phần lớn chip tiên tiến không được sản xuất tại đây.
Thay vào đó, vị thế dẫn đầu của Mỹ đến từ chuyên môn trong thiết kế chip, quyền sở hữu trí tuệ (IP) và các công cụ phần mềm – những lĩnh vực mang lại phần lớn lợi nhuận trong chuỗi giá trị.
Xếp sau Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ 2 về giá trị thị trường - chủ yếu nhờ vào TSMC.
Là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, TSMC gia công chip cho nhiều công ty công nghệ lớn như Apple.
Cuối năm 2024, TSMC chính thức trở thành công ty nghìn tỷ USD nhờ vị thế thống lĩnh trong sản xuất chip tiên tiến phục vụ AI, 5G và xe điện.
Trong khi đó, Broadcom khép lại năm 2024 với kết quả kinh doanh ấn tượng sau báo cáo lợi nhuận mạnh mẽ vào tháng 12 năm ngoái. Công ty cũng công bố quan hệ đối tác mới với Apple để sản xuất chip AI.
Ngoài ra, Broadcom còn đang hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ lớn để phát triển hạ tầng AI tùy chỉnh. Nếu xu hướng này tiếp tục, doanh thu từ AI của Broadcom có thể đạt tới 90 tỷ USD/năm vào năm 2027, tăng mạnh so với mức 12 tỷ USD hiện tại.
Theo Visual Capitalist