Chưa từng có trong lịch sử: 50.000 công nhân đình công khiến vận tải biển tại siêu cường tê liệt, đòi tăng lương thành công
(Thị trường tài chính) - Hiệp hội Công nhân Cảng Quốc tế (ILA) cùng Hiệp hội với Liên minh Hàng hải Mỹ (USMX) đã đạt được thỏa thuận tạm thời về tiền lương và đồng ý gia hạn Hợp đồng Tổng thể đến ngày 15/1/2025.
Sáng ngày 1/10, hàng loạt công nhân cảng biển tại bờ Đông và bờ Vịnh nước Mỹ đã đồng loạt đình công.
Cụ thể, nguyên nhân xuất phát từ việc các yêu cầu trong hợp đồng lao động của công nhân thuộc Hiệp hội Công nhân Cảng Quốc tế (ILA) - chủ yếu là tăng lương - không được đáp ứng. Đồng thời là do ứng dụng tự động hóa trong hoạt động vận hành khiến các cảng giảm phụ thuộc vào sức lao động phổ thông.
Sự việc này đã khiến gần một nửa lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại Mỹ bị tê liệt, gây ra ảnh hưởng đáng kể tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Cuộc đình công cũng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế mỗi ngày. Chi phí vận chuyển cũng bắt đầu tăng cao.
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất do CNBC đăng tải, “Hiệp hội Công nhân Cảng Quốc tế (ILA) và Hiệp hội với Liên minh Hàng hải Mỹ (USMX) đã đạt được thỏa thuận tạm thời về tiền lương và đồng ý gia hạn Hợp đồng Tổng thể đến ngày 15/1/2025, với mục tiêu tiếp tục đàm phán các vấn đề còn tồn đọng”, hai bên cho biết trong một tuyên bố chung.
Theo đó, cuộc đình công trên hàng chục cảng biển đã kết thúc. Đây là cuộc đình công đầu tiên của ILA kể từ năm 1977, làm gián đoạn hoạt động tại 14 cảng. Khoảng 50.000 trong số 85.000 thành viên của công đoàn đã tham gia đình công tuần này.
Chủ tịch ILA Harold Daggett cho biết công đoàn đã yêu cầu tăng 5 USD/giờ cho mỗi năm trong suốt thời gian hợp đồng 6 năm của công nhân. Theo đó, sau khi hợp đồng kéo dài 6 năm kết thúc, tổng mức tăng lương của các công nhân ILA so với lương ban đầu sẽ là 61,5%.
Ngoài ra, một trong những vấn đề chính, liên quan đến việc tự động hóa cảng, vẫn đang được đàm phán.
Theo CNBC