HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Bức tường nước cao 4m đổ ập xuống khu dân cư cuốn trôi 400 ngôi nhà, ‘giật sập’ một cây cầu: Quốc gia Đông Nam Á từng phải huy động hơn 1.000 cứu hộ, binh sĩ, tình nguyện viên tìm người sống sót

Vương Vương

(Thị trường tài chính) - Cuộc điều tra cho thấy nguyên nhân chính của việc vỡ đập là sự thiếu bảo trì trong thời gian dài, cùng với tác động của mưa lớn. Sự cố này đến giờ vẫn khiến nhiều người ám ảnh mỗi khi nhắc lại.

Vào khoảng 2 giờ sáng ngày 27 tháng 3 năm 2009, Indonesia đã xảy ra một trong những thảm họa vỡ đập nghiêm trọng nhất lịch sử khi đập Situ Gintung, ở Tây Nam thủ đô Jakarta bất ngờ bị vỡ. 

Bức tường nước cao 4m đổ ập xuống khu dân cư cuốn trôi 400 ngôi nhà, ‘giật sập’ một cây cầu: Quốc gia Đông Nam Á từng phải huy động hơn 1.000 cứu hộ, binh sĩ, tình nguyện viên tìm người sống sót - ảnh 1
Đập Situ Gintung, ở Tây Nam thủ đô Jakarta bất ngờ bị vỡ hồi năm 2009

Cụ thể, Situ Gintung được xây dựng từ năm 1933 với mục tiêu ban đầu là giữ nước để tưới tiêu cho các cánh đồng lúa ở dưới. Nó có sức chứa gần 2 triệu m3 nước. 

Trước khi thảm kịch xảy ra, đập nước này từng có một số lần rò rỉ nhưng chưa xảy ra sự cố nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào đêm định mệnh, sau trận mưa lớn kéo dài, áp lực nước vượt quá khả năng chịu đựng của đập. Đến khoảng 2 giờ sáng, một phần của đập đã sụp đổ. Bức tường nước cao 4m đổ ập xuống khu dân cư phía dưới với tốc độ kinh hoàng, cuốn trôi ô tô, nhà cửa, một cây cầu xây bằng gạch và gây ngập sâu tới 2,5m. 

Bức tường nước cao 4m đổ ập xuống khu dân cư cuốn trôi 400 ngôi nhà, ‘giật sập’ một cây cầu: Quốc gia Đông Nam Á từng phải huy động hơn 1.000 cứu hộ, binh sĩ, tình nguyện viên tìm người sống sót - ảnh 2
Bức tường nước cao 4m đổ ập xuống khu dân cư phía dưới với tốc độ kinh hoàng, cuốn trôi ô tô, nhà cửa, một cây cầu xây bằng gạch 

Nhiều người bị kẹt trong nhà, một số khác thì leo được lên mái để tránh nước, tuy nhiên thiệt hại về người là không nhỏ. 

Ngay khi sự việc xảy ra, quân đội Indonesia đã được huy động để cứu người còn sống sót. Hơn 1.000 nhân viên cứu hộ, binh sĩ và tình nguyện viên đã liên tục tìm kiếm những người mất tích từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày.

Bức tường nước cao 4m đổ ập xuống khu dân cư cuốn trôi 400 ngôi nhà, ‘giật sập’ một cây cầu: Quốc gia Đông Nam Á từng phải huy động hơn 1.000 cứu hộ, binh sĩ, tình nguyện viên tìm người sống sót - ảnh 3
Hơn 1.000 nhân viên cứu hộ, binh sĩ và tình nguyện viên đã liên tục tìm kiếm những người mất tích

Hậu quả của thảm họa là vô cùng thảm khốc. Gần 100 người thiệt mạng, khoảng 190 người bị thương và khoảng 400 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Sau thảm họa, Chính phủ Indonesia đã tăng cường hỗ trợ; các tổ chức phi Chính phủ như Hội Chữ thập đỏ Indonesia cũng tham gia cung cấp lương thực, nước uống và nơi trú ẩn tạm thời cho người dân. 

Cuộc điều tra sau đó chỉ ra rằng nguyên nhân chính của sự cố là sự thiếu bảo trì đập trong thời gian dài, cùng với tác động của mưa lớn. Sự cố này đến giờ vẫn khiến nhiều người ám ảnh mỗi khi nhắc lại.