HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Tàu chở hơn 360 khách trật bánh do mưa lớn: Điều động quân đội, trực thăng, hơn 100 xe cứu thương, Chính phủ ban lệnh tạm cấm hình ảnh từ hiện trường

Khả Vy

(Thị trường tài chính) - Chuyến tàu gặp tai nạn là một trong những tàu chở khách chậm, hoạt động trên tuyến đường sắt đơn.

Vào ngày 8/7/2018, một chuyến tàu chở khách trên hành trình từ Istanbul đến Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị trật bánh tại Corlu, khiến 24 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương. Chuyến tàu này chở 362 hành khách, đang di chuyển từ Edirne – vùng biên giới giữa Hy Lạp và Bulgaria tới ga Halkali ở Istanbul, thì 6 toa tàu bất ngờ trật khỏi đường ray tại khu vực Tekirdag.

Tàu chở hơn 360 khách trật bánh do mưa lớn: Điều động quân đội, trực thăng, hơn 100 xe cứu thương, Chính phủ ban lệnh tạm cấm hình ảnh từ hiện trường - ảnh 1

Vào ngày 8/7/2018, một chuyến tàu chở khách trên hành trình từ Istanbul đến Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị trật bánh. Ảnh: AA

Khi đó, hơn 100 xe cứu thương đã ngay lập tức được điều động đến hiện trường. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết đã cử trực thăng cứu hộ tới hỗ trợ. Những hình tiên trên truyền hình lúc bấy giờ cho thấy một số toa tàu bị lật nghiêng. Những người bị thương được chuyển đi bằng cáng trong khi lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát.

Tàu chở hơn 360 khách trật bánh do mưa lớn: Điều động quân đội, trực thăng, hơn 100 xe cứu thương, Chính phủ ban lệnh tạm cấm hình ảnh từ hiện trường - ảnh 2

Một chiếc trực thăng tại hiện trường vụ tàu hỏa trật bánh ở quận. Ảnh: AFP/DHA

Vì hiện trường vụ tai nạn nằm giữa cánh đồng nên lực lượng cứu hộ gặp thời điểm đó đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận do đường đất lầy lội sau trận mưa lớn. Số người chết ban đầu được công bố là 12, nhưng đã tăng lên 24 khi nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ được tiến hành. Có ít nhất 7 nạn nhân là trẻ vị thành niên, nạn nhân nhỏ tuổi nhất chỉ mới 10 tháng tuổi.

Cơ quan kiểm soát truyền thông quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (RTÜK) lúc bấy giờ cho biết Chính phủ nước này đã ra lệnh tạm thời cấm phát sóng hình ảnh từ hiện trường vụ tai nạn vào tối Chủ nhật ngày 8/7/2018. Lệnh cấm này đã được dỡ bỏ vào sáng thứ hai ngày 9/7/2018. 

Tàu chở hơn 360 khách trật bánh do mưa lớn: Điều động quân đội, trực thăng, hơn 100 xe cứu thương, Chính phủ ban lệnh tạm cấm hình ảnh từ hiện trường - ảnh 3

Vụ tai nạn đã khiến 24 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương. Ảnh: AP 

Thời điểm đó, đây được coi là thảm họa đường sắt tồi tệ nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 1/2004. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khi đó đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn tàu. Ông yêu cầu tất cả các cơ quan Nhà nước huy động mọi phương tiện và lực lượng sẵn có, các dịch vụ khẩn cấp để hỗ trợ công tác cứu hộ. Đồng thời, ông cũng tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về vụ "tai nạn thảm khốc" này.

Tàu chở hơn 360 khách trật bánh do mưa lớn: Điều động quân đội, trực thăng, hơn 100 xe cứu thương, Chính phủ ban lệnh tạm cấm hình ảnh từ hiện trường - ảnh 4

Đây được coi là thảm họa đường sắt tồi tệ nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 1/2004. Ảnh: Berk Özkan/Anadolu Agency

Bộ Giao thông Vận tải Thổ Nhĩ Kỳ sau đó xác nhận nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa là do mưa lớn, khiến nền đất dưới đường ray yếu đi, làm cho tàu bị trật bánh. Chuyến tàu gặp tai nạn là một trong những tàu chở khách chậm, hoạt động trên tuyến đường sắt đơn. Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ khi đó, bao gồm cả tờ Hurriyet đã đăng tải hình ảnh cho thấy sự xói mòn đất nghiêm trọng đến mức một phần của đường ray đã không còn nền đất để hỗ trợ.

Tàu chở hơn 360 khách trật bánh do mưa lớn: Điều động quân đội, trực thăng, hơn 100 xe cứu thương, Chính phủ ban lệnh tạm cấm hình ảnh từ hiện trường - ảnh 5

Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đã đăng tải hình ảnh cho thấy sự xói mòn đất nghiêm trọng đến mức một phần của đường ray đã không còn nền đất để hỗ trợ. Ảnh:  Hürriyet Daily News

Trong những năm gần đây, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Erdogan đã nỗ lực hiện đại hóa mạng lưới đường sắt vốn đã xuống cấp của đất nước, xây dựng nhiều tuyến đường sắt cao tốc giữa các thành phố. Trước đây, hành khách Thổ Nhĩ Kỳ thường lựa chọn máy bay hoặc xe buýt để di chuyển liên tỉnh, nhưng điều này đang dần thay đổi nhờ vào các tuyến đường sắt cao tốc mới.