Sập cầu cao tốc 8 làn xe ngay giữa giờ cao điểm: Cắt đứt trục giao thông huyết mạch, chính phủ tuyên bố là ‘thảm họa liên bang’
(Thị trường tài chính) - Cây cầu nằm cao hơn mặt sông 30m, là tuyến đường có khoảng 140.000 ô tô lưu thông mỗi ngày trước khi thảm kịch xảy ra.
Vào ngày 1/8/2007, trong giờ cao điểm buổi tối trên cao tốc liên bang I-35W tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, một cây cầu 8 làn xe bắc qua sông Mississippi bất ngờ đổ sập, khiến 13 người thiệt mạng và 150 người bị thương. Nguyên nhân được cho là do lỗi thiết kế và việc bảo dưỡng cầu không đạt tiêu chuẩn.
Ngày 1/8/2007, trên cao tốc liên bang I-35W tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, một cây cầu 8 làn xe bắc qua sông Mississippi bất ngờ đổ sập. Ảnh: Internet
Ngoài những tổn thất về người và tài sản, vụ sập cầu I-35W còn cắt đứt trục giao thông huyết mạch nối liền hai thành phố Minneapolis và Saint Paul, bang Minnesota. Cây cầu nằm cao hơn mặt sông chừng 30m, là tuyến đường có khoảng 140.000 ô tô lưu thông mỗi ngày trước khi thảm kịch xảy ra.
Tai nạn đã khiến 13 người thiệt mạng và 150 người bị thương. Ảnh: Internet
Thời điểm ngay sau sự cố, nhiều người lo ngại rằng giao thông khu vực sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn khi cầu I-35W không còn. Kỹ sư xây dựng David Levinson, cựu Giáo sư Đại học Minnesota tại thời điểm đó cho biết các cây cầu khác trong khu vực chỉ có khả năng đáp ứng tối đa 90.000 phương tiện mỗi ngày, khiến việc phân bổ giao thông trở nên khó khăn hơn.
Ngoài những tổn thất về người và tài sản, vụ sập cầu I-35W còn cắt đứt trục giao thông huyết mạch nối liền hai thành phố Minneapolis và Saint Paul, bang Minnesota. Ảnh: Internet
Chính phủ Mỹ đã tuyên bố vụ sập cầu là thảm họa liên bang. Ảnh: Internet
Chính phủ Mỹ cũng đã nhanh chóng phản ứng, tuyên bố vụ sập cầu là thảm họa liên bang, cho phép các doanh nghiệp bị ảnh hưởng được tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp. Cả Hạ viện và Thượng viện đều nhất trí thông qua khoản tài trợ khẩn cấp trị giá 250 triệu USD cho bang Minnesota. Dự luật này đã được cựu Tổng thống George W. Bush ký thành luật vào ngày 6/8/2007, chỉ vài ngày sau khi sự cố xảy ra.
Vụ sập cầu ban đầu được ước tính gây tổn thất khoảng 113.000 USD mỗi ngày cho nền kinh tế bang Minnesota. Ảnh: Internet
Để khắc phục tình trạng giao thông, trong những ngày sau sự cố, Sở Giao thông vận tải Minnesota đã cải tạo lề đường của các tuyến đường lớn và cao tốc liên bang, biến chúng thành làn xe chạy để giúp phương tiện lưu thông nhanh hơn.
Thành phố nổi tiếng Minneapolis khi đó cùng với Sở Giao thông vận tải Minnesota, đã lập tức tiến hành kiểm tra toàn bộ các cây cầu trên khắp bang và triển khai chương trình sửa chữa, thay thế các cây cầu có kết cấu không an toàn trong vòng 10 năm.
Vụ sập cầu ban đầu được ước tính gây tổn thất khoảng 113.000 USD mỗi ngày cho nền kinh tế bang Minnesota. Năm tháng sau sự cố, một số doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa vì lượng khách giảm mạnh.
Nguyên nhân được cho là do lỗi thiết kế và việc bảo dưỡng cầu không đạt yêu cầu. Ảnh: Internet
Đến giữa tháng 9, hơn một tháng sau sự cố, Sở Giao thông vận tải Minnesota đã thuê một công ty thiết kế và xây dựng cây cầu thay thế, với chi phí ước tính khoảng 234 triệu USD.
Cây cầu mới, mang tên Saint Anthony Falls I-35W, được khánh thành vào giữa tháng 9/2008, sớm hơn dự kiến và với chi phí thấp hơn, cầu được xem là một thành tựu đáng kinh ngạc theo nhiều tiêu chuẩn về hạ tầng giao thông.
Trong một nghiên cứu năm 2011, đăng trên tạp chí Công nghệ và Kế hoạch Giao thông Vận tải, các Giáo sư David Levinson và Feng Xie cho rằng việc chính quyền Minnesota triển khai dự án nhanh chóng đã giúp tiết kiệm cho người tham gia giao thông từ 9.500 đến 17.500 USD mỗi ngày.