Loại củ ‘nhân sâm trắng’ bán đầy chợ Việt chứa chất có khả năng phòng nhiều loại ung thư
(Thị trường tài chính) - Loại củ này là nguồn vitamin C phong phú, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng hỗ trợ phòng ngừa một số loại ung thư.
Củ cải là một loại thực phẩm phổ biến, thuộc họ rau cải (Brassicaceae). Đây là loại rau có phần rễ phát triển thành củ và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học truyền thống. Có nhiều loại củ cải khác nhau, phổ biến nhất là củ cải trắng, củ cải đỏ và củ cải đường.
Có nhiều loại củ cải khác nhau, phổ biến nhất là củ cải trắng, củ cải đỏ và củ cải đường
Củ cải chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như kali, canxi và các chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đặc biệt, các hợp chất trong củ cải có khả năng tăng cường hàm lượng glutathione, một chất chống oxy hóa quan trọng do gan sản xuất, giúp hỗ trợ quá trình giải độc cơ thể hiệu quả.
Đặc biệt, củ cải là nguồn vitamin C phong phú, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng hỗ trợ phòng ngừa một số loại ung thư. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Science, việc bổ sung liều cao vitamin C có thể giúp chống lại ung thư đại trực tràng. Các tế bào ung thư đại trực tràng khi hấp thụ dạng vitamin C bị oxy hóa sẽ gặp gián đoạn trong các quá trình sinh học, dẫn đến sự suy yếu và chết dần của chúng.
Củ cải chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như kali, canxi và các chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Không chỉ phần củ, hạt củ cải cũng chứa các hợp chất có lợi trong việc phòng chống ung thư. Nghiên cứu trên chuyên san Phytomedicine cho thấy chất sulforaphane có trong hạt củ cải giúp giảm khả năng phân chia của tế bào ung thư vú, đồng thời thúc đẩy quá trình tự hủy của các tế bào này.
Củ cải mà chúng ta thường ăn là phần rễ của cây, trong khi lá thường bị bỏ đi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá củ cải cũng chứa nhiều dưỡng chất có lợi. Nghiên cứu cho thấy lá không chỉ chứa chất chống oxy hóa glucosinolate giúp phòng ngừa ung thư mà còn cả sulforaphane, một hợp chất kích hoạt các enzyme giải độc và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Thân và mầm củ cải cũng rất giàu dinh dưỡng
Ngoài ra, thân và mầm củ cải cũng rất giàu dinh dưỡng. Theo chuyên san Trends in Food Science and Technology, thân củ cải chứa hàm lượng cao protein, kali và vitamin C, trong khi mầm củ cải lại giàu vitamin A, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để tận dụng toàn bộ giá trị dinh dưỡng của củ cải, mọi người có thể chế biến chúng bằng cách luộc, hấp, xào hoặc nấu các món có nước, theo gợi ý từ Verywell Health.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng củ cải
Củ cải là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, có thể dẫn đến những tác hại không mong muốn. Dưới đây là những điều cần tránh khi dùng củ cải:
Không kết hợp củ cải với một số thực phẩm
Kỵ lê, táo, nho: Các loại trái cây này chứa hàm lượng cetan đồng, khi phản ứng với axit cianogen trong củ cải, có thể gây ra bướu cổ hoặc suy giáp nếu sử dụng thường xuyên.
Kỵ nhân sâm: Củ cải có tính hàn, trong khi nhân sâm tính nóng. Khi kết hợp, hai loại thực phẩm này sẽ làm triệt tiêu dinh dưỡng của nhau. Sau khi dùng nhân sâm, cũng nên tránh ăn hải sản hoặc uống trà để đảm bảo hiệu quả của nhân sâm.
Kỵ cà rốt: Cà rốt chứa enzym phá hủy vitamin C, khiến lượng vitamin C từ củ cải bị mất đi nếu dùng chung.
Kỵ mộc nhĩ: Sự kết hợp giữa củ cải và mộc nhĩ có thể gây dị ứng hoặc viêm da do các phản ứng hóa học phức tạp.
Củ cải là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, có thể dẫn đến những tác hại không mong muốn
Không nên ăn quá nhiều
Gây rối loạn tiêu hóa: Ăn quá nhiều củ cải có thể dẫn đến đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Phụ nữ mang thai cần lưu ý: Củ cải có tính lợi tiểu, nếu ăn nhiều có thể gây tiểu vặt và khó chịu. Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn 1-2 bữa củ cải nấu chín mỗi tuần. Tránh ăn củ cải sống hoặc dưa muối làm từ củ cải để đảm bảo an toàn.