Cường quốc sát Việt Nam chi 20 tỷ USD xây ‘siêu’ cầu vượt biển dài nhất hành tinh: Sử dụng 420.000 tấn thép, chứa đường hầm ngầm dài 7km
(Thị trường tài chính) - Cây cầu được khánh thành vào ngày 23/10/2018, chính thức đánh dấu một bước tiến “nhảy vọt” trong sự phát triển hạ tầng giao thông tại Trung Quốc.
Cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau được coi là một trong những kỳ quan xây dựng thế kỷ của Trung Quốc, nối liền ba thành phố lớn gồm Hong Kong, Macau và Chu Hải. Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển trung tâm công nghệ và khoa học hàng đầu tại khu vực Vùng Vịnh Lớn, với mục tiêu thúc đẩy sự kết nối giữa các đô thị trọng điểm.
Cây cầu Hong Kong - Chu Hải - Macao được khánh thành vào ngày 23/10/2018, chính thức đánh dấu một bước tiến “nhảy vọt” trong sự phát triển hạ tầng giao thông tại Trung Quốc. Ảnh: VCG
Với tổng chiều dài 55km, cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau không chỉ là công trình vượt biển dài nhất thế giới mà còn là biểu tượng vững chắc của sự liên kết giữa ba khu vực chiến lược: Đặc khu hành chính Hong Kong, thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông và Đặc khu hành chính Macau. Sự ra đời của cây cầu đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương này xuống còn 1/6 so với trước kia, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giao thông.
Công trình thế kỷ “3 in 1” tạo nên mạng lưới giao thông hiện đại
Công trình có cấu trúc độc đáo, bao gồm ba cầu cáp treo, hai đảo nhân tạo mỗi đảo rộng 100.000m² và một đường hầm dưới biển dài 6,7km. Với khả năng chịu động đất mạnh 8 độ Richter và sức gió lên đến 340km/h, cầu còn có thể đứng vững ngay cả khi bị một tàu hàng lớn đâm vào. Dù thường được gọi là "cầu", dự án thực chất là một hệ thống liên hoàn kết hợp giữa cầu, hầm và các đảo nhân tạo, tạo nên một mạng lưới giao thông hiện đại, hiệu quả.
Thiết kế đảo nhân tạo của dự án. Ảnh:CGTN
Đường hầm ngầm dài 6,7km, nằm sâu dưới lòng biển, hiện giữ danh hiệu đường hầm chìm dưới biển dài nhất thế giới. Việc xây dựng đường hầm này không chỉ là một kỳ tích kỹ thuật mà còn mang tính chiến lược quan trọng. Đoạn đường hầm thuộc tuyến giao thông nối cửa khẩu Chu Hải với biển, được thiết kế để tạo thuận lợi cho các phương tiện cỡ lớn di chuyển thông suốt.
Đặc biệt, đường hầm giúp tránh nguy cơ va chạm với tàu thuyền, kể cả những con tàu khổng lồ có tải trọng lên tới 300.000 tấn, đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động giao thông hàng hải.
Cầu Chu Hải sau lễ khánh thành sáng 23/10/2018. Ảnh: Reuters
Dự án thực chất là một hệ thống liên hoàn kết hợp giữa cầu, hầm và các đảo nhân tạo. Ảnh: Internet
Với thiết kế hình chữ Y, cây cầu kết nối mạnh mẽ các địa phương vốn bị ngăn cách bởi những kênh đào, khắc phục đáng kể các bất tiện trong việc đi lại trước đây. Nhờ cây cầu, việc di chuyển giữa ba khu vực này trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn bao giờ hết.
Được thiết kế để tồn tại và hoạt động bền bỉ trong vòng 120 năm, cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau có khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt như bão cấp 16 và động đất cấp 8. Với quy mô và vai trò chiến lược, công trình này được mệnh danh là "dự án của thế kỷ" và thể hiện trình độ kỹ thuật hàng đầu của ngành giao thông vận tải Trung Quốc.
Vị trí cầu vượt biển dài nhất thế giới nối Hong Kong - Châu Hải - Macau. Nguồn: Reuters
Dù là một dự án mang tầm chiến lược, quá trình xây dựng cầu gặp không ít thách thức. Khởi công từ năm 2009, phải đến năm 2018 cây cầu mới chính thức hoàn thành, sau nhiều lần trì hoãn. Một trong những rào cản lớn nhất là công nghệ xây dựng đường hầm ngầm dưới biển - lĩnh vực mà Trung Quốc khi đó gần như chưa có kinh nghiệm. Đây được xem là một trong những thử thách kỹ thuật phức tạp nhất thế giới.
Chính quyền Bắc Kinh mong muốn công trình sẽ giúp kết nối các đặc khu, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Internet
Kỹ sư trưởng Lâm Minh cùng đội ngũ của ông đã vượt qua nhiều thách thức lớn trong quá trình thiết kế và xây dựng cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau. Một trong những khó khăn đáng kể là đảm bảo thiết kế của cầu không ảnh hưởng đến các đường bay tại sân bay Hong Kong, đồng thời duy trì độ an toàn và tính vững chãi của công trình. Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, đội ngũ kỹ sư đã tự phát triển công nghệ thi công đường hầm dưới biển, đánh dấu bước tiến đột phá trong ngành xây dựng hạ tầng toàn cầu.
Những con số “khủng” quá trình xây dựng cầu
Để hoàn thiện cây cầu này, các kỹ sư Trung Quốc đã sử dụng tới 420.000 tấn thép, gấp 4,5 lần lượng thép cần cho cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ và hơn 1 triệu m³ xi măng. Những con số này không chỉ minh chứng cho quy mô đồ sộ của dự án mà còn phản ánh ý nghĩa chiến lược của công trình đối với nền kinh tế và sự phát triển hạ tầng của Trung Quốc.
Để hoàn thiện cây cầu 55km này, các kỹ sư Trung Quốc đã sử dụng tới 420.000 tấn thép. Ảnh: Internet
Khung cảnh bên trong của nhà chờ hành khách tại cảng Hong Kong nơi cây cầu đi qua. Ảnh: EPA
Với tổng mức đầu tư lên đến 20 tỷ USD, cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau không chỉ là một biểu tượng về giao thông mà còn khẳng định vị thế của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật xây dựng. Công trình này mở ra cơ hội kết nối Hong Kong và Macau với 11 thành phố thuộc khu vực Trung Quốc đại lục, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ tại Vùng Vịnh Lớn. Đây là một phần trong chiến lược phát triển quan trọng của Chính phủ Trung Quốc, nhằm biến khu vực này thành trung tâm công nghệ cao hàng đầu, cạnh tranh với Thung lũng Silicon tại Mỹ.
Công trình mở ra cơ hội kết nối Hong Kong và Macau với 11 thành phố thuộc khu vực Trung Quốc đại lục. Ảnh: BBC
Điểm nổi bật của dự án là sự chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Khu vực xây dựng cầu có sự hiện diện của cá heo trắng Trung Quốc, một loài động vật quý hiếm sinh sống tại Biển Nam Trung Quốc. Để bảo vệ loài cá heo này và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái, đội ngũ thiết kế đã áp dụng nhiều biện pháp bảo tồn sáng tạo.
Ông Meng Fanchao - nhà thiết kế chính của cây cầu. Ảnh: Global Times
Theo Global Times, ông Meng Fanchao, nhà thiết kế chính của cây cầu, cho biết nhóm đã nỗ lực không ngừng để bảo vệ môi trường biển. Công trình được thiết kế với sự ưu tiên cao nhất cho hệ sinh thái, đảm bảo cây cầu không gây tổn hại đến các loài sinh vật biển. Những nỗ lực này đã đưa cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau trở thành hình mẫu trong việc kết hợp giữa phát triển hạ tầng quy mô lớn và bảo vệ môi trường bền vững.