HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Ngọn núi bất ngờ 'bốc khói' cao 58km, giải phóng lực tương đương hàng trăm quả bom nguyên tử làm rung chuyển cả Thái Bình Dương, hơn 100.000 người chịu ảnh hưởng

Thùy Dung

(Thị trường tài chính) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là một trong những vụ phun trào núi lửa dữ dội nhất từng được ghi nhận tại Thái Bình Dương.

Ngày 15/1/2022, núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai ở Tonga bất ngờ phun trào dữ dội, gây ra một trong những thảm họa tự nhiên nghiêm trọng nhất từng được ghi nhận ở khu vực Thái Bình Dương. Cột khí từ vụ phun trào vươn tới độ cao 58km tạo ra đợt sóng thần ập vào các bờ biển Tonga mà còn lan rộng ra nhiều quốc gia ở Thái Bình Dương, đến tận Mỹ và Nhật Bản, đồng thời khiến Tonga mất liên lạc với bên ngoài suốt nhiều ngày.

Ngọn núi bất ngờ 'bốc khói' cao 58km, giải phóng lực tương đương hàng trăm quả bom nguyên tử làm rung chuyển cả Thái Bình Dương, hơn 100.000 người chịu ảnh hưởng - ảnh 1
Trong ảnh (hình chụp vệ tinh): Núi lửa phun trào gây sóng thần tại Tonga. Ảnh: Guardian

Trước khi vụ phun trào xảy ra, không có hoạt động bề mặt nào được ghi nhận. Tuy nhiên, một phát hiện quan trọng từ nhóm nghiên cứu địa chấn đã cho thấy, khoảng 15 phút trước thảm họa, sóng Rayleigh – một dạng sóng địa chấn di chuyển trên bề mặt Trái đất đã được phát hiện. Các máy đo địa chấn tại Fiji và Futuna cách vị trí núi lửa hơn 750km đã ghi lại những tín hiệu này.

"Sóng Rayleigh là dấu hiệu báo trước quan trọng nhất của vụ phun trào, dù không có bất kỳ hoạt động bề mặt rõ rệt nào", các nhà nghiên cứu kết luận trong công trình đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters. Dựa vào dữ liệu này, họ tin rằng việc phân tích sóng Rayleigh có thể giúp nhận biết trước các vụ phun trào tương tự trong tương lai, dù hiện tại chưa có cơ sở hạ tầng để ứng dụng phương pháp này trong thời gian thực.

Chỉ trong vòng một giờ từ khi núi lửa bắt đầu phun, tro bụi đã bao phủ diện tích rộng lớn với đường kính lên tới 650km tương đương diện tích của cả nước Anh hoặc gần như toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc. Các chuyên gia so sánh sức công phá của vụ nổ với 10 megaton TNT, tương đương 666 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.

Cảnh tượng hoang tàn tại quốc đảo sau thảm họa. Video: Internet

Tại thời điểm vụ phun trào xảy ra, nhà khoa học tại NASA James Garvin đã nhận định rằng đây là một trong những vụ phun trào mạnh nhất từ trước đến nay, ngang tầm với vụ phun trào núi lửa Pinatubo ở Philippines năm 1991.

Vụ phun trào đã phá hủy hoàn toàn đảo Hunga Tonga-Hunga Ha’apai, khiến Tonga bị cô lập với thế giới trong nhiều ngày. Sóng thần quét qua các khu vực dân cư, làm hư hại cơ sở hạ tầng và cắt đứt mạng viễn thông của hơn 100.000 người. Ngoài những thiệt hại vật chất, vụ phun trào còn gây mất mát về con người, để lại nỗi đau khó quên cho quốc đảo nhỏ bé này.