HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

U70, tôi hối hận vì không làm đủ 4 điều sớm hơn để cuối đời sống yên ổn, không phụ thuộc ai

Họa Mi

(Thị trường tài chính) - Gần tới ngưỡng tuổi 70, người đàn ông nhận ra những sai lầm "chí mạng", ảnh hưởng tới cuộc sống của mình khi về già.

Câu chuyện về người đàn ông họ Lâm được đăng tải trên diễn đàn Toutiao đang nhận rất nhiều sự chú ý của người dùng mạng. Dưới đây là chia sẻ của ông Lâm về những năm tháng nghỉ hưu:

Sau khi nghỉ hưu, tôi quyết định sống 1 mình, không dựa vào con cái. Sau gần 10 năm nghỉ hưu, tôi trải qua nhiều điều, chứng kiến nhiều chuyện làm bản thân phải suy ngẫm. Hiện tại ở ngưỡng tuổi 69, tôi nhận ra mình đã mắc khá nhiều sai lầm khiến tuổi già chật vật, hối hận. Nếu như tránh được những điều này từ sớm, chắc chắn tôi sẽ tận hưởng tuổi già an yên hơn.

U70, tôi hối hận vì không làm đủ 4 điều sớm hơn để cuối đời sống yên ổn, không phụ thuộc ai - ảnh 1
Để tuổi già yên ổn, mỗi người cần tránh mắc sai lầm. Ảnh minh họa: Internet

1. Không chịu đi khám sức khỏe định kỳ

Khi có tuổi, hầu hết mọi người đều mắc phải nhiều căn bệnh khác nhau vì hệ miễn dịch dần suy yếu. Bản thân tôi từng chủ quan, không nghĩ rằng cơ thể mình có những dấu hiệu bất thường nên không chịu đi khám. Đây cũng là thói quen sống của rất nhiều người lớn tuổi để cuối cùng mắc phải không ít căn bệnh nghiêm trọng.

Một ngày nọ, tôi phát hiện cơ thể mệt mỏi, uể oải, thường cảm thấy khát nước, thậm chí là sụt cân. Tôi quyết định đi khám khi những triệu chứng này tiếp diễn 1 thời gian dài. Cuối cùng, bác sĩ chẩn đoán tôi mắc bệnh tiểu đường và phải điều trị lâu dài.

U70, tôi hối hận vì không làm đủ 4 điều sớm hơn để cuối đời sống yên ổn, không phụ thuộc ai - ảnh 2
Càng có tuổi, chúng ta càng cần khám bệnh định kỳ để đảm bảo mình có 1 sức khỏe tốt. Ảnh minh họa: Internet

Đó là sai lầm nghiêm trọng, khiến sức khỏe của tôi giảm sút hơn xưa rất nhiều. Từ đó trở đi, tôi quyết định sẽ duy trì thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Đây là cách tốt nhất để chúng ta biết được cơ thể đang gặp vấn đề gì và có những phương pháp can thiệp kịp thời.

2. Không trân trọng gia đình

Sau khi nghỉ hưu, tôi từng sống khép kín, không muốn tiếp xúc và mở lòng với bất kỳ ai. Thậm chí, tôi còn lạnh nhạt với cả người bạn đời đồng hành nhiều thập kỷ và con cái. Sau này, mối quan hệ của tôi và gia đình có phần rạn nứt, những mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện vì thiếu sự sẻ chia và đồng cảm. Lúc này, tôi nhận ra gia đình chính là tài sản lớn nhất của mình, nếu không trân trọng sẽ đánh mất những giá trị quý báu nhất đời. 

Vì thế, tôi học cách trò chuyện với các thành viên trong gia đình hơn. Học cách mở lòng, tôi nhận được nhiều yêu thương và có thể sống vui mỗi ngày.

3. Không tính toán lương hưu

Sau khi về hưu, tôi có 1 khoản lương hưu hàng tháng, đủ để sinh hoạt và tiết kiệm 1 chút để dưỡng già. Tuy nhiên, trong những năm đầu nghỉ hưu, tôi không tiết kiệm số tiền này mà chi tiêu phung phí. Khi nhìn lại, tôi nhận ra mình không có tài sản gì, cũng không mang lại lợi ích gì cho bản thân.

Tôi lo lắng rằng sau này khi đau ốm sẽ phải dựa dẫm vào con cái, trở thành gánh nặng của chúng. Đây cũng là sai lầm mà nhiều người lớn tuổi mắc phải, tới khi hối hận thì đã muộn màng.

4. Can thiệp vào cuộc sống của các con

Tôi có 2 người con trai, đều thành đạt và đã lập gia đình. Những ngày con trai đưa cháu về quê, tôi thường không vừa ý những hành động, lời nói và suy nghĩ của các con. Vì thế, gia đình không mấy khi êm ấm, hòa thuận. Các con trai của tôi thậm chí còn trở lại thành phố, cho rằng không thể hiểu nổi tính khí của tôi.

U70, tôi hối hận vì không làm đủ 4 điều sớm hơn để cuối đời sống yên ổn, không phụ thuộc ai - ảnh 3
Giữ mối quan hệ tốt với con cái là "chìa khóa" giúp người lớn tuổi sống yên bình, hạnh phúc. Ảnh minh họa: Internet

Sau này nhìn lại, tôi nhận ra mình đã quá khắt khe và cố tình can thiệp vào cuộc sống của các con. Điều này khiến chúng cảm thấy bị chèn ép, không thoải mái khi trở về quê. Nhiều người bạn khuyên tôi rằng con cái sẽ có những quyết định của riêng chúng, bố mẹ không nên can thiệp mà chỉ có thể góp ý cho con.

Ý kiến bạn đọc