Phong tỏa khẩn cấp công trường do đào trúng vật thể lạ nặng 800kg, huy động chuyên gia tiến hành nghiên cứu, kho báu khủng 18 tỷ tấn được ‘mở khóa’ nhờ công nghệ cao
(Thị trường tài chính) - Phát hiện mỏ kho báu này đã mang lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tại một công trường xây dựng ở Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc, khi các kỹ sư chuẩn bị thi công, ngay khi mũi khoan vừa đào sâu vào lòng đất, một tia sáng đỏ bất ngờ lóe lên, khiến cả công trường ngỡ ngàng trước hiện tượng này. Sau khi xem xét, các kỹ sư phát hiện mũi khoan đã chạm vào một tảng đá dài 2,5m, đường kính khoảng 60cm và nặng khoảng 800kg.
Sau khi các chuyên gia được huy động đến kiểm tra công trường, họ liền yêu cầu phong tỏa khu vực và xác nhận đó là đá bazan. Đá bazan là một loại tài nguyên hình thành do sự nguội đi của nham thạch núi lửa sau quá trình phun trào. Loại đá này thường có màu xám đến đen nhưng do quá trình phong hóa, nó có thể biến đổi sang màu nâu hoặc đỏ gỉ sắt do quá trình oxy hóa của các khoáng chất giàu sắt, tạo thành hematit và các oxit sắt khác.
Giống như đất hiếm - nguồn tài nguyên quý hiếm mà chúng ta quen thuộc, vai trò của bazan cũng quan trọng không kém. Loại khoáng sản này có nhiều ưu điểm như khả năng cách nhiệt, chịu nhiệt độ cao, chống bức xạ và có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng như hàng không vũ trụ, công nghiệp quân sự, đóng tàu...
Sau khi xác định khu vực Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc có kho báu khoáng sản đá bazan, Trung Quốc đã tiến hành thăm dò các khu vực xung quanh và phát hiện một mỏ khoáng sản khổng lồ với trữ lượng lên tới 18 tỷ tấn, có thể dùng được tới trong hàng trăm năm.
Trong quá trình thăm dò khoáng sản tại khu vực Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhận dạng quặng thông minh, nhờ đó tăng tính chính xác và khách quan của kết quả. Họ cũng áp dụng deep learning để xây dựng các mô hình phù hợp, giúp xác định quặng và khoáng sản dưới các mặt cắt đá mỏng với độ chính xác vượt quá 90%, đảm bảo phân loại chính xác.
Sau đó, Trung Quốc đã tiến hành lập bản đồ địa chất thông minh, cải tiến phương pháp khảo sát địa chất bằng cách áp dụng mô hình hóa hình ảnh, trí tuệ nhân tạo và các thuật toán sâu trong việc lập bản đồ tỷ lệ lớn. Bản đồ tự động đạt độ chính xác 88,7%, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao độ chính xác và cải thiện đáng kể quá trình lập bản đồ địa chất.
Bằng cách tích hợp các công nghệ và phương pháp liên ngành như cơ sở dữ liệu, GIS, thuật toán thông minh và kiến thức chuyên môn, một phương pháp lập bản đồ địa chất thông minh toàn diện đã được phát triển dựa trên bản đồ địa chất. Nhờ đó, các kỹ sư có thể hoàn thành các nhiệm vụ trong các môi trường chức năng khác nhau của các cơ quan địa chất chỉ với một cú nhấp chuột, tiết kiệm ít nhất 70% thời gian vẽ.
Đặc biệt, Trung Quốc đã phát triển một số thiết bị đầu cuối và phần mềm di động thông minh như RG-Map và DGSInfo, mang lại kết quả ấn tượng về độ chính xác và sự tiện lợi. Nhờ vậy, các kỹ sư có thể sử dụng dữ liệu thực để lên kế hoạch khai thác hiệu quả. Trong tình huống này, độ chính xác trong dự đoán độ dày lớp địa tầng đạt tới 71,43%.
Sự phát triển kinh tế đi đôi với sự phát triển trong xây dựng cơ sở hạ tầng, từ nhà ở, cao ốc cho đến quảng trường, đường phố cũng như các công trình giao thông như đường bộ, đường sắt và đường băng sân bay, đều cần đến loại đá bazan này do những đặc tính vượt trội của nó. Đá bazan có độ cứng cao, khả năng chịu áp lực tốt, chống ăn mòn mạnh và độ dẫn điện kém. Khi được trộn vào bê tông, nó tạo ra một vật liệu xây dựng cực kỳ bền bỉ.
Phát hiện mỏ kho báu này đã mang lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, nước này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu năng lượng mới, mở rộng ứng dụng năng lượng tái tạo, tìm kiếm sự phát triển bền vững và cân bằng giữa việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đóng góp nhiều hơn cho nhân loại.