Loại cây mọc dại ở Việt Nam chứa thành phần hóa học có khả năng ức chế tế bào ung thư
(Thị trường tài chính) - Đối với bệnh ung thư, lá của loại cây này đang được nghiên cứu như một nguồn dược liệu mới.
Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K (Hà Nội), cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii, phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Trung Quốc, và Myanmar. Ở Việt Nam, cây này phổ biến tại các tỉnh như Hòa Bình, Hà Nam và Ninh Bình. Giống như nhiều loài cây khác thuộc họ Celastraceae, xạ đen chứa nhiều hợp chất quan trọng như glycoside tim, flavonoid và alcaloid.
Cây xạ đen được biết đến với tác dụng tích cực lên hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến huyết áp và đã được thử nghiệm với tiềm năng phòng chống ung thư
Glycoside tim là một dạng steroid giúp làm chậm và điều hòa nhịp tim; flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, an thần và tăng cường tuần hoàn máu lên não; alcaloid là hợp chất sinh học có hoạt tính mạnh. Cây xạ đen được biết đến với tác dụng tích cực lên hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến huyết áp và đã được thử nghiệm với tiềm năng phòng chống ung thư.
Theo bác sĩ Hà Vũ Thành từ Bệnh viện K (Hà Nội), xạ đen còn được dân gian gọi là "cây ung thư" nhờ chứa các dược chất có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả một số loại ung thư như ung thư ruột, đại trực tràng, cổ tử cung và buồng trứng.
Thành phần hóa học của xạ đen được cho là có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư phổi. Cây này chứa nhiều hợp chất quan trọng như polyphenol (axit lithospermic, axit lithospermic B, axit rosmarinic, kaempferol 3-rutinoside, rutin); sesquiterpene, triterpene và các nhóm chất khác như axit amin, quinone, flavonoid và tanin. Những hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư của cây xạ đen.
Thành phần hóa học của xạ đen được cho là có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư phổi
Đối với bệnh ung thư, lá xạ đen đang được nghiên cứu như một nguồn dược liệu mới. Một phân tích tại Việt Nam đã đánh giá hiệu quả của dịch chiết từ lá xạ đen lên các tế bào ung thư. Quá trình nghiên cứu bắt đầu bằng việc rửa sạch, sấy khô lá ở nhiệt độ 50 độ C, sau đó cắt nhỏ và chiết xuất bằng dung môi ethanol 90%. Quá trình chiết xuất được thực hiện 3 lần, sau đó dịch chiết được lọc qua kỹ thuật hiện đại.
Thử nghiệm này đã được thực hiện trên chuột với ba dòng tế bào ung thư gồm gan, phổi và vú. Kết quả cho thấy dịch chiết từ lá xạ đen có tác dụng mạnh nhất với hai dòng tế bào ung thư gan và phổi, đồng thời cũng có tính chất chống oxy hóa. Những phát hiện này khẳng định tiềm năng của lá xạ đen trong việc chống oxy hóa và tiêu diệt các dòng tế bào ung thư.
Đối với bệnh ung thư, lá xạ đen đang được nghiên cứu như một nguồn dược liệu mới
Hiện nay, có nhiều cách sử dụng xạ đen (bao gồm cả thân và lá). Đối với cây tươi, bạn có thể nấu như nấu nước lá chè xanh để uống hàng ngày. Với xạ đen khô, liều lượng khuyến nghị là 20-30g mỗi ngày, pha như pha trà.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng nước xạ đen. Ngoài ra, nên sử dụng loại nước này trong ngày, tránh để qua đêm vì các chất trong xạ đen có thể biến đổi, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do ở Việt Nam có nhiều loại cây xạ đen khác nhau, tốt nhất nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn từ nhân viên y tế trước khi sử dụng.