Láng giềng Việt Nam sở hữu ‘siêu công trình’ vượt đại dương giữ 10 kỷ lục dài nhất, lớn nhất, rộng nhất: Tiến độ xây nhanh gấp 1,5 lần thông thường, trụ cầu cao như tòa nhà 90 tầng
(Thị trường tài chính) - "Siêu dự án" giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Trung Sơn và Thâm Quyến từ 2 tiếng xuống còn chưa đến 30 phút.
Theo CGTN, vào ngày 30/6/2024, Trung Quốc đã chính thức khai trương tuyến liên kết Thâm Quyến - Trung Sơn, một công trình cầu và hầm xuyên biển hiện đại tại tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Đây được xem là một kỳ tích khi phá vỡ 10 kỷ lục thế giới, dù các kỷ lục này đều thuộc các lĩnh vực rất chuyên biệt.
Cầu Lingdingyang, một phần của tuyến đường Thâm Quyến - Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc. Ảnh: Nhân dân Nhật Báo
Khu vực cửa sông Châu Giang, nơi dòng sông này đổ ra Biển Nam Trung Hoa, là một trong những vùng có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới. Khu vực này bao gồm các thành phố lớn như Hồng Kông, Ma Cao cùng chín thành phố khác thuộc tỉnh Quảng Đông, tất cả đều bị chia cắt bởi các vùng biển rộng lớn. Sự phân tách này đã tạo ra những khó khăn trong việc di chuyển giữa các khu vực, gây trở ngại lớn cho sự phát triển.
Tuyến liên kết Thâm Quyến - Trung Sơn ra đời nhằm giải quyết vấn đề giao thông này. Với chiều dài 24km (15 dặm), tuyến đường này kết nối hai thành phố Thâm Quyến và Trung Sơn, nằm ở hai bờ đối diện của cửa sông Châu Giang. Công trình không chỉ đơn thuần là một cây cầu, mà còn là sự kết hợp giữa cầu và hầm xuyên biển. Các hầm được xây dựng qua hai đảo nhân tạo, với mỗi đảo được nối với thành phố bằng cầu.
Cầu Shenzhong của tuyến đường sắt liên kết Thâm Quyến-Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Siêu dự án bao gồm 1 đường hầm dưới nước, 2 cây cầu và 2 hòn đảo nhân tạo. Đây là cụm công trình xuyên biển đầy thách thức với 10 kỷ lục thế giới.
Với tổng cộng tám làn xe và cho phép tốc độ di chuyển lên tới 100km/h (62mph), tuyến đường này đã rút ngắn thời gian di chuyển từ hai giờ đồng hồ xuống chỉ còn 30 phút. Sau bảy năm thi công, tuyến liên kết này đã chính thức được mở cửa vào lúc 3 giờ chiều ngày 30/6/2024.
Một hòn đảo nhân tạo tạo nên một phần của tuyến đường liên kết Thâm Quyến - Trung Sơn mới của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Theo thông tin từ China Global Television Network (CGTN), tuyến đường Thâm Quyến - Trung Sơn đã xác lập 10 kỷ lục thế giới. Những kỷ lục này không phải là những danh hiệu nổi bật như “cầu dài nhất” hay “cầu lớn nhất”, mà thay vào đó, chúng ghi nhận những thành tựu đặc biệt và rất cụ thể. Dưới đây là danh sách chi tiết các kỷ lục:
Cầu treo thép ngoài khơi có nhịp dài nhất (1.666 m/5.466ft);
Mặt cầu cao nhất (91m/299ft);
Khoảng cách thông thuyền cao nhất cho cầu biển;
Mỏ neo cầu treo ngoài khơi lớn nhất (344.000m³/12 triệu feet khối bê tông);
Tốc độ kiểm tra khả năng chịu gió cao nhất cho cầu treo (83,7m/273,6ft mỗi giây);
Mặt cầu thép lớn nhất được phủ nhựa epoxy asphalt (378.800m²/4 triệu feet vuông);
Hầm đường ống ngầm hai chiều, tám làn dài nhất (5.035m/16.519ft);
Hầm ống thép ngầm dưới nước rộng nhất (đến 55,6m/182,4ft);
Đúc khối lớn nhất cho ống thép ngầm sử dụng bê tông tự đầm (29.000m³/1 triệu feet khối cho mỗi đoạn ống);
Mối nối ngừng nước M hình có thể gấp lại rộng nhất được sử dụng trong hầm ống ngầm (3m/9,8ft).
Đặc biệt, tuyến hầm còn là nơi đầu tiên trên thế giới có giao lộ cao tốc dưới nước và giao lộ kết nối với sân bay.
Cầu Shenzhong thuộc tuyến đường sắt liên kết Thâm Quyến - Trung Sơn. Ảnh: Internet
Ngoài những kỷ lục ấn tượng, hệ thống hầm cũng được trang bị nhiều tính năng an toàn vượt trội. Một trong số đó là hệ thống chữa cháy và thông khí khói tiên tiến. Đặc biệt, 14 robot sẽ thường xuyên tuần tra trong hầm, giám sát các đường ống và dây cáp quan trọng, đồng thời có khả năng phát hiện tai nạn giao thông. Trong trường hợp khẩn cấp, các robot này có thể hướng dẫn giao thông qua loa phát thanh tích hợp và gửi thông tin về trung tâm điều khiển từ xa.
Đường liên kết Thâm Quyến - Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Hệ thống chiếu sáng trong hầm cũng là một điểm nhấn đặc biệt. Đèn sẽ chiếu sáng màu xanh khi mọi thứ bình thường, nhưng trong trường hợp khẩn cấp, đèn sẽ chuyển sang đỏ. Đặc biệt, đèn chiếu sáng có thể chuyển dần từ vàng sang xanh dọc theo chiều dài của hầm, giúp người dân dễ dàng định hướng khi sơ tán.
Hòn đảo nhân tạo phía tây của tuyến đường sắt liên kết Thâm Quyến - Trung Sơn. Ảnh: Tân Hoa Xã
Đường hầm Thâm Quyến - Trung Sơn là đường hầm bê tông bọc thép dưới nước dài nhất và rộng nhất thế giới. Bản thiết kế kỹ thuật của cụm công trình Thâm Quyến - Trung Sơn trải qua nhiều vòng kiểm duyệt, cuối cùng kế hoạch kết hợp cầu và đường hầm cuối cùng đã được thông qua.
Theo ước tính do Sở Giao thông Vận tải Thành phố Thâm Quyến công bố, tuyến đường nối Thâm Quyến - Trung Sơn dự kiến sẽ có hơn 80.000 phương tiện giao thông qua lại mỗi ngày.
Tuyến đường nối Thâm Quyến - Trung Sơn dự kiến sẽ có hơn 80.000 phương tiện giao thông qua lại mỗi ngày. Ảnh: Internet
Công trình giao thông sẽ kết nối ba khu thương mại tự do của tỉnh Quảng Đông là Qianhai ở Thâm Quyến, Nansha ở Quảng Châu và Hengqin ở Chu Hải.
Tuyến liên kết Thâm Quyến - Trung Sơn, kết hợp với cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao (cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, cách đó khoảng 31km), sẽ giúp việc di chuyển giữa các khu vực đông dân cư trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết.