Đi bộ giúp đẩy lùi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ nhưng 4 nhóm người này càng đi càng yếu
(Thị trường tài chính) -Những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên hạn chế đi bộ trong một số trường hợp.
Đi bộ là hoạt động thể chất được nhiều người yêu thích. Theo các nghiên cứu, bài tập này khá đơn giản, nhẹ nhàng nhưng vẫn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cố gắng đi bộ 30 phút mỗi ngày là một mục tiêu tuyệt vời để có được sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể dù là bạn chia nhỏ quãng thời gian hay là đi bộ một lèo.
Đi bộ thường xuyên mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh: Internet
Lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Đi bộ giúp tăng cường chức năng tim và phổi, cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Theo huấn luyện viên cá nhân Ronny Garcia tại Blink Fitness (Mỹ) giải thích: "Đi bộ làm tăng nhịp tim, giúp giảm huyết áp, cải thiện tuần hoàn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim nói chung".
Cải thiện sức khỏe tim và phổi của bạn sẽ giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Khi bạn đi bộ 30 phút mỗi ngày, hệ thống tim mạch của bạn sẽ thích nghi và cải thiện. Việc đi bộ nhanh thậm chí còn làm tăng lợi ích nhiều hơn. Nó giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương, đồng thời giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Tăng cường sức khỏe tinh thần
Đi bộ giúp giảm căng thẳng, lo lắng và cải thiện tâm trạng. Ảnh: Internet
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tâm sinh lý Quốc tế cho thấy, chỉ cần đi bộ 5 đến 10 phút trong công viên có thể giảm căng thẳng và lo lắng hiệu quả hơn so với tập thể dục trong nhà.
Cải thiện giấc ngủ
Nếu bạn đang rơi vào trạng thái khó ngủ và ngủ không sâu giấc thì hãy thử luyện tập việc đi bộ đều đặn mỗi ngày. Việc này giúp bạn có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng khả năng lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có khu vực thần kinh.
Người thường xuyên luyện tập đi bộ sẽ có giấc ngủ tốt hơn người bình thường nhờ vào não bộ được nuôi dưỡng đầy đủ. Thêm vào đó, vận động nhiều sẽ khiến cơ thể bạn mỏi mệt, từ đó đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
Tốt cho phổi, hệ hô hấp
Việc đi bộ tập thể dục sẽ giúp hấp thụ, thải khí nhanh và mạnh hơn ra ngoài. Ảnh: Internet
Đi bộ giúp nhịp tim tăng lên và máu co bóp nhiều hơn. Từ đó cơ thể sẽ được hít thở không khí trong lành và làm cho phổi được hoạt động khỏe mạnh hơn.
Cải thiện chức năng não bộ
Đi bộ 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là ngoài trời, có tác động mạnh mẽ đến chức năng não của bạn, bao gồm cải thiện khả năng chú ý, trí nhớ, chức năng điều hành và khả năng tập trung. Nó cũng làm giảm sự mệt mỏi về tinh thần. Sử dụng giờ nghỉ trưa để đi dạo ngoài trời có thể khiến thời gian còn lại trong ngày làm việc của bạn hiệu quả hơn nhiều.
Hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ trong thời gian ngắn, cũng có thể ngăn ngừa và thậm chí có thể đảo ngược sự tiến triển của chứng sa sút trí tuệ.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Đi bộ giúp đốt cháy calo, hỗ trợ duy trì cân nặng và ngăn ngừa tăng cân. Việc giảm mỡ thừa trong khi duy trì khối lượng cơ bắp sẽ tăng cường sức khỏe tổng thể và thể chất.
Những ai không nên đi bộ?
Mặc dù đi bộ là hoạt động an toàn và phù hợp với hầu hết mọi người, nhưng những người có một số tình trạng sức khỏe đặc biệt nên thận trọng hoặc hạn chế đi bộ:
Người mắc bệnh tim mạch
Hoạt động thể chất cường độ cao có thể làm tim đập nhanh, tăng nguy cơ co thắt mạch máu não, thậm chí dẫn đến nhồi máu hoặc tử vong. Ảnh: Tax Justice Blog
Người bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện, bao gồm cả việc đi bộ thường xuyên. Ngoài ra, cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo khuyến cáo của bác sĩ để cải thiện sức khỏe từ bên trong.
Người bị thoát vị đĩa đệm
Tình trạng này xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các rễ thần kinh, gây đau nhức và tê bì, thường lan từ thắt lưng xuống chân. Người bệnh cần cẩn trọng khi di chuyển, vì đi lại không đúng cách có thể làm tình trạng nặng hơn.
Tuy nhiên, đi bộ nhẹ nhàng và đúng cách có thể mang lại lợi ích cho cột sống. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định cường độ và cách thức đi bộ phù hợp.
Người bị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối làm sụn khớp bị hao mòn, dẫn đến đau đớn, sưng và cứng khớp khi di chuyển. Ảnh: Internet
Người bệnh nên tránh tự ý đi bộ mà không có hướng dẫn, vì có thể gây hình thành gai xương trong khớp gối. Thay vào đó, nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đi bộ nhẹ nhàng và đúng cách có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối.
Người mắc bệnh về mạch máu
Các bệnh như giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm tắc tĩnh mạch hoặc động mạch có thể bị ảnh hưởng khi vận động nhiều, do tăng áp lực bơm máu và nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cường độ và tần suất vận động phù hợp để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tóm lại, trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục chương trình đi bộ, những người có các tình trạng sức khỏe nêu trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.