HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Trò chuyện với “vua quạt miền Bắc” Trần Văn Lê

Thảo Chi
Chia sẻ

(Thị trường tài chính) -Được thành lập từ năm 2000, đến nay Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh đã có 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất quạt công nghiệp. Nói đến Phương Linh là người ta nhắc đến CEO tài năng Trần Văn Lê, một người đi lên từ 2 bàn tay trắng.

Đến giờ thì CEO Trần Văn Lê và Công ty Phương Linh đã giành được hầu hết các giải thưởng danh giá giành cho cá nhân và doanh nghiệp. Nhưng CEO Trần Văn Lê và con trai đang trong hành trình nối nghiệp bố vẫn chưa muốn dừng lại ở đấy. Cuộc trò chuyện được ông chủ ham việc này thiết kế ngay tại nhà máy đóng tại Mê Linh (Hà Nội), ngay trong bữa ăn trưa công nghiệp giản đơn.

CỘT MỐC 2000

Hôm nay, chúng ta sẽ không đi sâu vào cuộc đời của doanh nhân lĩnh vực quạt công nghiệp xuất thân từ vùng quê nghèo Thanh Chương, Nghệ An. Chúng tôi trao đổi sâu hơn về những bước ngoặt về đầu tư mà ông đã từng trải qua, bắt đầu từ tháng 6 năm 2000, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phương Linh (sau này đổi tên thành Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh) chính thức ra đời.

CEO Trần Văn Lê: Đối với Phương Linh, năm 2000 chính là cột mốc khó quên với lô sản phẩm đầu tiên 7 chiếc quạt công nghiệp, đường kính 0,7m cho một nhà máy chè. Phương Linh khi đó chỉ có 1 xưởng sản xuất cơ khí nhỏ, diện tích vài trăm m2 và số công nhân vẻn vẹn chưa đến 10 người. Thời gian đầu, tôi hướng đến khách lẻ, các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp tư.

Trò chuyện với “vua quạt miền Bắc” Trần Văn Lê - ảnh 1
 Tôi cho rằng yếu tố quan trọng đầu tiên chính là dám mạnh giao đầu tư công nghệ mới, công nghệ tạo nên sự khác biệt giữa Phương Linh với các công ty. Ảnh TT

Điều gì khiến anh quyết tâm lập doanh nghiệp, chuyển từ thương mại sang sản xuất công nghiệp?

CEO Trần Văn Lê: Đầu những năm 2000, nền công nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển, nhiều nhà máy xuất hiện. Nhu cầu về thông gió, hút lọc bụi xử lý môi trường vì thế ngày càng tăng cao phần lớn các quạt công nghiệp đều nhập khẩu của Trung Quốc, EU. Phương Linh đi vào thị trường ngách, chất lượng phải hơn quạt Trung Quốc và giá bán trẻ hơn quạt sản xuất từ châu Âu, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

LỰA CƠM GẮP MẮM

Điều gì khiến Phương Linh sớm khẳng định đẳng cấp quốc tế! Thưa anh.

  • Năm 2002: HCV Hàng Việt Nam chất lượng cao của Bộ Công nghiệp

    -   Năm 2005: Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội

    -   Năm 2006: Cúp Vàng TopTen - Sản phẩm thương hiệu Việt uy tín, chất lượng của năm do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trao tặng. Cúp Vàng Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam của năm do Bộ KH&CN trao tặng.

    -   Năm 2008: Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Bộ Công Thương trao tặng

    -   Năm 2010: Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia” do Bộ Công Thương trao tặng

    -   Năm 2011: Cúp Vàng sản phẩm chất lượng ngành xây dựng do Bộ Xây dựng trao tặng. 

    -  Trần Văn Lê cũng vinh dự được nhận giải thưởng Bạch Thái Bưởi và danh hiệu Doanh nhân đất Việt thế kỷ 21 vào năm 2006 do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trao tặng.

CEO Trần Văn Lê: Nói đến thành công và cả những thất bại, thậm chí thất bại cay đăng của Phương Linh thì nhiều, thậm chí có thể viết thành sách.

Nhưng tôi cho rằng yếu tố quan trọng để Phương Linh thành công chính là dám mạnh giao đầu tư công nghệ mới, công nghệ tạo nên sự khác biệt giữa Phương Linh với các công ty. Công nghiệp sẽ thay đổi đáng kể năng suất, chất lượng và tất nhiên liên quan trực tiếp đến giá thành.

Nhưng xác định được đúng thời điểm để đầu tư công nghệ là cả một vấn đề lớn, phụ thuộc vào kinh nghiệm của nhà quản lý.

Ông chủ doanh nghiệp phải tính toán đúng quy mô đầu tư, lựa chọn đúng công nghệ và nhà cung cấp. Nếu sai là phải trả giá đắt, thậm chí phá sản.

Tôi thấy anh đã có 8-9 lần đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, máy móc?

CEO Trần Văn Lê: Nói đến đầu tư là nói đến thời điểm, lựa chọn nhà cung cấp, giá trị đầu tư, khấu hao, lãi vay, vật tư tiêu hao, nhân công...Nếu chúng ta không tính toán chuẩn và lựa chọn đúng, sẽ bị hệ lụy vô cùng lớn và có thể dẫn tới phá sản.

Nên tôi rất thận trọng, 5 năm đầu là tự làm và chủ yếu trên quan điểm lấy công làm lãi, tôi và anh em vẫn lầm lũi như một con ong chăm chỉ để nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị để bán nhưng chi phí phải thấp bởi mình tự làm. Tôi nhớ thời điểm đó Phương Linh chỉ thuê một vài nhân công giá rẻ để hỗ trợ cho mình, vì qui mô ban đầu chỉ cần vậy thôi.

Trò chuyện với “vua quạt miền Bắc” Trần Văn Lê - ảnh 2
CEO Trần Văn Lê.

Được biết, hai năm sau khi thành lập năm 2002,  Phương Linh quyết định mở rộng quy mô sản xuất lên 1,000 m2 và đầu tư Showroom giới thiệu sản phẩm chuyên nghiệp tại đường Trường Chinh, Hà Nội. Năm 2005 là một mốc son tăng trưởng của Phương Linh, ông đã quyết định mở rộng quy mô nhà máy lên 4,000m2, số lượng CBCNV lúc này đã lên tới 50 người. Phương Linh đã hoàn thành “kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” khá ngoạm mục. Vậy mục tiêu tiếp theo của anh lúc đó là gì?

CEO Trần Văn Lê: Giai đoạn năm năm tiếp theo Phương Linh nâng cấp quy mô, mặt bằng, nhân công chất lượng cao và đặc biệt lúc này tôi đã hướng sang lựa chọn máy móc, công nghệ "Nhật bãi." Tôi chọn lựa các máy móc thiết bị cũ của Nhật Bản chất lượng để khấu hao thấp nhưng khai thác hiệu quả.

Điều này cho phép Phương Linh có thể chế tạo ra những máy hút bụi và hệ thống hút lọc bụi công nghiệp đầu tiên của Việt Nam.Thời điểm này, Phương Linh đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2008 trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng công việc ở từng công đoạn mang lại hiệu quả cao nhất.

NAM TIẾN, BƯỚC NGOẶT QUAN TRỌNG

Tôi được biết, cùng với đó, anh mở rộng thị trường, hướng tới các Khu công nghiệp phía Nam tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…

CEO Trần Văn Lê: Đúng thế, Năm 2008, thương hiệu quạt công nghiệp Phương Linh đã lan rộng ra khu vực phía Nam, tôi quyết định thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh để phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng khu vực phía Nam. Thương hiệu Phương Linh đã định vị vững chắc trong ngành chế tạo quạt công nghiệp Việt Nam.

Trò chuyện với “vua quạt miền Bắc” Trần Văn Lê - ảnh 3
Những người làm nên thương hiệu quạt Phương Linh. Ảnh TT

Lúc này, tại Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều khu đô thị mới như Linh Đàm, Phú Mỹ Hưng và trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3, anh quyết định lấn sang lĩnh vực quạt công nghiệp cho chung cư và đã thành công?

CEO Trần Văn Lê: Một phát hiện khá chính xác. Năm 2013, tôi thành lập Trung tâm công nghệ cao, đầu tư một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới như: Máy cắt laser CNC bystronic Thụy Sỹ, Máy chấn CNC Bystronic Thụy Sỹ, Máy Tiện Doosan Hàn Quốc.

  • Hotline 24/7: 1800 9433
  • Email: sale-da@phuonglinh.vn
  • Trụ sở: Tòa nhà M08 - L14, Khu đô thị Dương Nội, Hà Nội
  • Nhà máy phía Bắc: KCN Quang Minh, Huyện Mê Linh, Hà Nội
  • Nhà máy phía Nam: Số 429 Phạm Ngọc Thạch, Thủ Dầu 1, Bình Dương
  • Trung tâm điện máy Hà Nội: Số 8/19/102 Trường Chinh, Đống Đa, HN
  • Trung tâm điện máy Hà Nội: Số 651 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
  • Trung tâm điện máy Nghệ An: Số 7 Mai Hắc Đế, TP Vinh, Nghệ An
  • Trung tâm điện máy Đà Nẵng: Số 643 Nguyễn Tất Thành, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Trung tâm điện máy HCM: Số 28/9 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Q12, TP HCM

Tôi đã bắt đầu đầu tư nâng tầm tự động hóa các máy công nghệ cao đã qua sử dụng của Nhật, Đức và Mỹ nhưng vẫn còn khai thác tốt, đây là cơ hội tập dượt để chuẩn bị cho cơ hội những năm tiếp theo.

Phương Linh cũng mở rộng hệ thống phân phối và đặt văn phòng công ty tại 18 Phạm Hùng, Hà Nội, diện tích hơn 100m2, mở rộng thêm trung tâm điện máy công nghiệp Phương Linh tại 99 Phạm Văn Đồng diện tích 400m2 với trang thiết bị hiện đại, phục vụ chu đáo tận tình. Đội ngũ CBCNV Phương Linh cũng mở rộng theo quy mô với quân số hơn 120 người.

Tôi nhớ năm 2014, ông quyết định đổi tên doanh nghiệp?

CEO Trần Văn Lê: Chính xác. Năm 2014, Phương Linh tiếp tục đầu tư hệ thống robot hàn tự động thương hiệu Daihen Nhật Bản. Với thực lực tay nghề của đội ngũ thợ lành nghề và nền tảng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại sẵn có, Phương Linh tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực sản xuất tủ điện – thang máng cáp và ngay lập tức khẳng định được chất lượng sản phẩm thông qua chứng nhận sản phẩm tủ điện đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC 60439-1:2004.

Để phù hợp với quy mô hiện có và những quyết định đột phá trong tương lại tôi đã đổi tên thành Công ty TNHH Sản Xuất Cơ Điện và Thương Mại Phương Linh. 

Trò chuyện với “vua quạt miền Bắc” Trần Văn Lê - ảnh 4
Một doanh nhân suốt đời theo đuổi con đường học hành. Ảnh TT

Chỉ 1 năm sau, năm 2015, Phương Linh “phải mở một cuộc cách mạng tại thị trường phía Nam”, bằng cách thành lập Trung tâm Điện máy công nghiệp Phương Linh tọa lạc trên đường Trường Chinh, Quận 12, TPHCM với diện tích rộng hơn 600m2, được đầu tư quy mô bài bản.

Đội ngũ nhân viên chi nhánh Miền Nam được củng cố mở rộng, gia tăng về chất lượng lẫn nguồn nhân lực. Đặc biệt, Phương Linh đầu tư mạnh mẽ, đã và đang trong quá trình xây dựng  nhà máy sản xuất Quạt công nghiệp tại Long An, quy mô hơn 10,000 m2 phục vụ kịp thời nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng Miền Nam.

Nếu như 15 năm đầu, vợ chồng ông sát cánh bên nhau thì Phương Linh bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 4 có thêm cậu con trai vừa du học nước ngoài về tham gia quản lý?

CEO Trần Văn Lê: Phương Linh đã bước sang kế hoạch 5 năm lần thứ tư, ứng dụng công nghệ cao 4.0 đến từ châu Âu. Thực lực đã cho phép Phương Linh có thể đầu tư những thiết bị hiện đại, sản xuất từ châu Âu để đáp ứng được những đơn hàng lớn, có yêu cầu đòi hỏi cao.

Điều may mắn là cậu con trai Trần Vũ Linh vừa du học ở nước ngoài về đã tham gia điều hành công ty cùng bố mẹ. Đây là thời điểm "Công nghệ là bàn đạp" nhà máy hiện đại, công nghệ cao Combo đồng bộ, nên phải khai thác tối đa công suất, hiện nay chúng tôi liên tục phải chạy hai ca, thậm chí nhiều lúc cả ba ca.

Rõ ràng Phương Linh đang hội tụ đã 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, bản thân anh vừa có sự cần cù chịu khó của người Nghệ, lại ham học hỏi, cầu tiến, lại có thêm hậu phương vững chắc. Xin chúc anh- Doanh nhân đất Việt thế kỷ 21  và Phương Linh thành công!

(Thảo Chi thực hiện)