HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Lộ diện siêu cường liên tục đứng số 1 trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới suốt 100 năm qua

Nhã San

(Thị trường tài chính) - Dữ liệu được lấy từ ước tính GDP năm 2025 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với một ngoại lệ là Pakistan, nơi sử dụng dữ liệu năm 2024.

Tất cả các con số đều được làm tròn và tính bằng USD danh nghĩa.

Xếp hạng GDP của từng quốc gia vào năm 2025

Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới suốt hơn 100 năm qua, sẽ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu vào năm 2025 với 30,3 nghìn tỷ USD.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai (19,5 nghìn tỷ USD), sẽ tiếp tục duy trì vị trí này, đánh dấu 15 năm liên tiếp đứng ở vị trí thứ hai. Hai quốc gia đứng đầu này sẽ chiếm hơn 43% tổng GDP toàn cầu, trị giá 115 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, trong nhóm 5 nền kinh tế hàng đầu, đã có một số thay đổi gần đây. Đức (4,9 nghìn tỷ USD) đã vượt qua Nhật Bản (4,4 nghìn tỷ USD) vào năm 2024 để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba. Cùng với đó, Ấn Độ (4,3 nghìn tỷ USD) đã vượt qua Vương quốc Anh (3,7 nghìn tỷ USD) để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 từ năm 2020.

Ba quốc gia này dự kiến sẽ giữ nguyên vị trí đến năm 2026, khi Ấn Độ được dự đoán sẽ lần đầu vượt qua Nhật Bản để giành vị trí thứ tư, và sau đó vượt Đức để đứng thứ ba vào năm 2028.

Trong khi đó, ở nhóm top 10, Australia được dự đoán sẽ vượt Tây Ban Nha để đứng thứ 13 trong năm nay. Brazil dự kiến sẽ lọt vào top 8 vào năm 2028.

Lộ diện siêu cường liên tục đứng số 1 trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới suốt 100 năm qua - ảnh 1
Dự báo quy mô nền kinh tế toàn cầu năm 2025. Ảnh: Visual Capitalist

Dự báo năm 2025

IMF dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2025, nhờ vào các đợt cắt giảm lãi suất và sự suy giảm của lạm phát ở các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu.

Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị vẫn là yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tăng trưởng. Cuộc chiến của Nga - Ukraine sẽ bước sang năm thứ ba vào tháng 2, vốn là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng lạm phát sau đại dịch ở châu Âu.

Xung đột giữa Israel và Palestine đã kéo dài hơn một năm, cuốn theo các nước láng giềng như Lebanon và Yemen, làm gián đoạn các tuyến vận tải quan trọng.

Ngoài ra, tình hình Syria vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý sau khi phe nổi dậy lật đổ Chính phủ Bashar al-Assad tại Damascus, kết thúc 24 năm cầm quyền.