Hai tàu cao tốc chở tổng cộng 1.400 khách đâm sầm rồi trật bánh khỏi đường ray, 4 toa văng khỏi cầu: Phong tỏa toàn bộ khu vực, huy động khẩn cấp cảnh sát, cứu hộ
(Thị trường tài chính) - “Con tàu bất ngờ bị rung lắc mạnh, khiến tất cả các hành lý rơi xuống. Các hành khách đã khóc và gọi trợ giúp nhưng không nhân viên nào trên tàu trả lời”, Liu Hongtao - một người sống sót chia sẻ.
Vào lúc 20h27 ngày 23/7/2011 (giờ địa phương), một vụ tai nạn thảm khốc đã xảy ra trên đoạn đường sắt Shuangyu ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do tàu cao tốc D3115, đang trong hành trình từ Hàng Châu tới Ôn Châu thì bị sét đánh làm mất điện và dừng đột ngột trên đường ray. Trong khi đó, tàu D301 chạy từ Bắc Kinh tới Phúc Châu đã đâm vào phía sau tàu D3115, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Tai nạn này đã khiến 4 toa của tàu D301 bị văng khỏi cầu cạn và hai toa của tàu D3115 cũng bị trật khỏi đường ray. Tài xế tàu D301, Pan Yiheng, đã thiệt mạng ngay tại chỗ khi cố gắng kéo thắng khẩn cấp nhưng không thành công và rồi bị thắng tay đâm vào lồng ngực.
“Con tàu bất ngờ bị rung lắc mạnh, khiến tất cả các hành lý rơi xuống. Các hành khách đã khóc và gọi trợ giúp nhưng không nhân viên nào trên tàu trả lời”, Liu Hongtao - một người sống sót chia sẻ.
Được biết, tàu D3115 chở 900 hành khách, tàu D301 chở hơn 500 người. Ngay khi sự việc xảy ra, các cán bộ hữu quan của Cục đường sắt Thượng Hải, lực lượng cứu hộ và cảnh sát đã có mặt tại hiện trường. Nhiều xe cứu thương được huy động, tất cả bệnh viện gần khu vực bị phong tỏa đã cử người đến cấp cứu.
Sau khi đánh giá tình hình ở thời điểm đó, tổng cộng 35 người đã được xác nhận thiệt mạng, trong đó có hai hành khách nước ngoài. Hơn 192 người khác bị thương, nhiều người trong tình trạng nghiêm trọng.
Đây là vụ trật đường ray đầu tiên trên hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc kể từ khi nước này đưa vào khai thác những chuyến tàu cao tốc có tốc độ lên tới 250 km/h vào năm 2007.
Khi vụ việc xảy ra, Trung Quốc đã hủy 58 chuyến tàu cao tốc trong ngày hôm sau và tiến hành điều tra đối với một số quan chức có liên quan.
Thông thường, hệ thống tự động điều khiển chạy tàu của đường sắt không cho phép xảy ra tai nạn đâm đuôi, vì nó bảo đảm giữa đoàn tàu chạy phía trước với đoàn tàu chạy phía sau luôn luôn có tín hiệu tự động liên lạc với nhau, không cho tàu chạy sau đến gần tàu chạy trước.
Khi cự ly giữa hai tàu bị rút ngắn tới dưới mức quy định thì hệ thống điều khiển sẽ tự động buộc tàu sau phải giảm tốc độ hoặc dừng lại. Tuy nhiên, có thể sét đã làm hỏng hệ thống điều khiển.