Loại củ quen thuộc trong vườn của người Việt giúp giảm đường huyết, ngừa ung thư, được mệnh danh là ‘kho báu dưới đất’ thu về hàng nghìn tỷ đồng
(Thị trường tài chính) - Loại củ này có thể giúp giảm đường huyết và ngăn ngừa ung thư nhờ vào các hợp chất chống oxy hóa, kháng viêm.
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae), còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Loại cây này được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Gừng là loại cây thân cỏ, phát triển theo dạng thân ống cao khoảng 1m, với nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau. Thân rễ của gừng phát triển thành củ, nằm ngầm dưới đất. Lá gừng mọc so le, hình mũi mác dài, có gân giữa và mùi thơm đặc trưng khi vò nát.
Gừng là loại cây quen thuộc, thường được trồng trong vườn của người Việt. Ảnh: Internet
Củ gừng có bề ngoài sần sùi, với nhiều đốt và vân tròn rõ nét, thường dài khoảng 3-7cm, dày hơn 1cm. Bên trong củ có màu vàng nhạt hoặc trắng tro, mặt cắt ngang hiện rõ các sợi thưa và chấm sáng.
Vị cay nồng, cay và thơm của gừng là do sự hiện diện của các loại tinh dầu và các hợp chất phenolic như gingerols và shogaols. Với hương thơm mạnh mẽ và cay, gừng là một loại gia vị quan trọng, món ngon và thậm chí là thuốc. Ngoài việc được sử dụng tươi, nó được sấy khô, bột, ngâm hoặc được sử dụng dưới dạng nước trái cây hoặc dầu.
Lợi ích với sức khỏe của củ gừng
Hạ đường huyết
Gừng có thể giúp giảm đường huyết đáng kể. Ảnh: Internet
Gừng chứa gingerol, shogaol và paradol, giúp tăng cường độ nhạy insulin và kiểm soát đường huyết. Nghiên cứu cho thấy sử dụng gừng hàng ngày trong 12 tuần có thể giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Ngoài ra, gừng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, giảm đường huyết sau ăn và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường như bệnh tim mạch và tổn thương thần kinh. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã chứng minh rằng gừng giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn trong việc chuyển hóa glucose. Điều này có ý nghĩa lớn đối với người mắc bệnh tiểu đường, giúp duy trì mức đường huyết ổn định mà không gây ra các tác động phụ nghiêm trọng như một số loại thuốc.
Ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của ung thư
Gừng là một nguồn giàu các chất chống oxy hóa, bao gồm gingerol, zingerone và shogaol. Những chất này không chỉ giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do, mà còn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Sử dụng gừng thường xuyên có thể hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các tế bào ác tính. Ảnh: Getty
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) khẳng định, các chất chống oxy hóa trong gừng giúp giảm nguy cơ đột biến tế bào - nguyên nhân chính dẫn đến ung thư. Các thử nghiệm trên động vật cũng cho thấy, gingerol trong gừng có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư phổi.
Gingerol trong gừng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng bằng cách ức chế các enzyme gây viêm. Viêm nhiễm là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư, và gừng giúp giảm thiểu nguy cơ này thông qua cơ chế kháng viêm của nó.
Cải thiện chức năng não và bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer
Một số nghiên cứu cho thấy rằng 6-shogaol và 6-gingerol - hợp chất trong gừng - có thể giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng.
Căng thẳng oxy hóa và viêm mãn tính có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.
Kháng viêm, làm chậm quá trình lão hóa
Ngoài tác dụng giảm đường huyết và ngăn ngừa ung thư, gừng còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các hợp chất trong gừng giúp chống viêm mạnh mẽ, giảm đau, đặc biệt là trong các bệnh lý viêm khớp và cải thiện hệ tiêu hóa. Gừng còn giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, làm dịu dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Theo một số nghiên cứu khác, gừng có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, giúp giảm nguy cơ huyết áp cao và giảm căng thẳng. Nhờ tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, gừng còn giúp làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo vệ làn da và cơ thể khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường và tuổi tác.
“Kho báu dưới đất” của người Việt
Không chỉ được ưa chuộng trong nước, củ gừng còn được mệnh danh là “báu vật” khi được các quốc gia trên thế giới săn lùng với giá cao. Gừng Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường quốc tế nhờ hương thơm đặc trưng và hàm lượng tinh dầu dồi dào, phù hợp để chế biến món ăn, làm mứt gừng và chiết xuất tinh dầu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị, tổng kim ngạch đạt gần 45 triệu USD (hơn 1.100 tỷ đồng), giảm 28,3% về lượng nhưng tăng mạnh 9,9% về kim ngạch.
Gừng là một trong những mặt hàng xuất khẩu đắt giá, giúp Việt Nam thu về hơn 1.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Ảnh: Trúc Lâm Phát
Các thị trường xuất khẩu chính của gừng, nghệ và gia vị của Việt Nam lần lượt là Ấn Độ, Bangladesh và Indonesia.
Huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) được coi là thủ phủ gừng của Việt Nam. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, gừng Kỳ Sơn có chất lượng vượt trội và hương vị đậm đà đặc biệt so với gừng ở những nơi khác. Giống gừng Kỳ Sơn là giống gừng bản địa, gồm 2 loại chính gồm: gừng sừng trâu và gừng dé.
Trước đó trong năm 2023, xuất khẩu gừng nghệ và một số gia vị khác đạt 34.976 tấn với trị giá xuất khẩu đạt 49,3 triệu USD, tăng mạnh 222,4% so với năm 2022. Hiện có 30 doanh nghiệp thành viên của VPA tham gia xuất khẩu gừng, nghệ, cùng với khoảng 80 doanh nghiệp khác ngoài VPA.