HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Lần đầu tiên Việt Nam có tuyến cao tốc thi công vượt tiến độ tới 8 tháng, dự kiến hoàn thành dịp 30/4: Công trình vượt núi băng rừng dài hơn 83km với tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng

Hải Châu

(Thị trường tài chính) - Công trình đường bộ cao tốc này có tốc độ thi công vượt tiến độ lên tới hơn 8 tháng.

Tiến độ thi công vượt kế hoạch, đặt mục tiêu hoàn tất dự án vào dịp 30/4

Theo báo cáo từ Ban Quản lý Dự án 7 (Bộ Giao thông Vận tải), tuyến cao tốc Vân Phong - Nha Trang có chiều dài hơn 83km, điểm đầu đặt tại phía nam hầm Cổ Mã và điểm cuối kết nối với tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Tuyến đường này đi qua bốn địa phương gồm Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh và Diên Khánh.

Lần đầu tiên Việt Nam có tuyến cao tốc thi công vượt tiến độ tới 8 tháng, dự kiến hoàn thành dịp 30/4: Công trình vượt núi băng rừng dài hơn 83km với tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng - ảnh 1

Công trình đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tốc độ thi công vượt tiến độ lên tới hơn 8 tháng. Ảnh: Lizen

Dự án có tổng mức đầu tư 11.808 tỷ đồng và hiện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo tiến độ thi công. Cụ thể, giá trị xây lắp theo hợp đồng đạt khoảng 90%, vượt xa yêu cầu đề ra.

Hạng mục công trình trên tuyến gồm 34 cây cầu, 85 hầm chui dân sinh cùng hệ thống thoát nước dọc toàn tuyến đã được triển khai gần như hoàn tất. Phần đường chính đã hoàn thành công tác đào, đắp nền đạt 100% khối lượng, móng đường thi công đạt khoảng 96%, trong khi lớp bê tông nhựa mặt đường và hệ thống an toàn giao thông đã đạt khoảng 85% khối lượng.

Ban Quản lý Dự án 7 cho biết tiến độ thi công hiện đang vượt trước kế hoạch khoảng 8 tháng. Chủ đầu tư cùng các nhà thầu đặt mục tiêu hoàn tất dự án vào dịp 30/4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Lần đầu tiên Việt Nam có tuyến cao tốc thi công vượt tiến độ tới 8 tháng, dự kiến hoàn thành dịp 30/4: Công trình vượt núi băng rừng dài hơn 83km với tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng - ảnh 2

Chủ đầu tư cùng các nhà thầu đặt mục tiêu hoàn tất dự án vào dịp 30/4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: PLO

Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật hiện chỉ còn vướng mắc tại một số vị trí cục bộ, chủ yếu ở khu vực trạm dừng nghỉ và một số đoạn đường gom bổ sung. Nhờ sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, một phần mặt bằng đã được bàn giao trước, bao gồm 65% diện tích trạm dừng nghỉ và 4/5,5km đường gom.

Lãnh đạo Ban Quản lý Dự án 7 khẳng định, cao tốc Vân Phong - Nha Trang là công trình trọng điểm giúp hoàn thiện tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, nâng cao năng lực vận tải với tiêu chuẩn an toàn cao. Đồng thời, dự án đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các trung tâm kinh tế - chính trị lớn, đặc biệt là ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

Lần đầu tiên Việt Nam có tuyến cao tốc thi công vượt tiến độ tới 8 tháng, dự kiến hoàn thành dịp 30/4: Công trình vượt núi băng rừng dài hơn 83km với tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng - ảnh 3

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành chỉ đạo tại công trường dự án đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang. Ảnh: Bộ Giao thông vận tải

Không chỉ vậy, việc đưa tuyến cao tốc vào vận hành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với chiến lược quy hoạch giao thông vận tải, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tiết lộ bí kíp thi công “thần tốc” công trình đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang 

Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang được khởi công vào tháng 1/2023, trải dài qua 4 địa phương thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm Vạn Ninh (32,255km), Ninh Hòa (28,982km), Diên Khánh (14,88km) và Khánh Vĩnh (7,235km). Tuyến đường này được thiết kế với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 24,75m. Trong giai đoạn đầu, dự án được triển khai với nền đường 17m, có 4 - 5km dành cho làn dừng khẩn cấp. Vận tốc khai thác dao động từ 80 - 120km/h.

Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, dự án cao tốc trị giá 11.808 tỷ đồng đã về đích sớm hơn dự kiến. Trong đó, một trong những nhân tố quan trọng chính là việc sử dụng máy đúc Power Curber 5700-D - thiết bị hiện đại đến từ Mỹ, đã khẳng định được vị trí trên thị trường quốc tế.

Lần đầu tiên Việt Nam có tuyến cao tốc thi công vượt tiến độ tới 8 tháng, dự kiến hoàn thành dịp 30/4: Công trình vượt núi băng rừng dài hơn 83km với tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng - ảnh 4

Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, dự án cao tốc trị giá 11.808 tỷ đồng đã về đích sớm hơn dự kiến. Ảnh: Tạp chí Giao thông vận tải

Thiết bị này cho phép các kỹ sư và công nhân thi công dải phân cách giữa bằng hệ thống tự động, tăng hiệu suất lao động đáng kể. Máy Power Curber 5700-D có khả năng đúc bó vỉa và dải phân cách cứng với chiều cao tối đa 1,5m, phù hợp cho nhiều tuyến đường từ cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ tới khu đô thị và kông nghiệp. Công suất đồng bộ, tốc độ nhanh và thiết kế nhỏ gọn giúp máy dễ vận hành, đảm bảo an toàn và bảo trì thuận lợi.

Dưới sự điều khiển của kỹ sư và công nhân, Power Curber 5700-D hoạt động mệt mà, tạo ra những dải phân cách bê tông liền mạch, đồng đều về chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Nhờ vậy, thời gian thi công được rút ngắn đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.

Tại công trường cao tốc Vân Phong - Nha Trang, kỹ sư Nguyễn Thanh Đông cho biết đơn vị thi công đã mạnh dạn đầu tư máy móc nhập khẩu, áp dụng công nghệ mới nhằm tối ưu hóa chi phí và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công. Nhờ những bước đi mang tính đột phá này, dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang đã hoàn thành vượt tiến độ, góp phần quan trọng vào hạng mục giao thông huyết mạch của khu vực.

Tỉnh Khánh Hòa hiện đang triển khai dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, một công trình quan trọng trong hệ thống giao thông khu vực. Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các Công trình Giao thông tỉnh, tuyến đường này có tổng chiều dài 32km, điểm đầu đặt tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực cảng Nam Vân Phong và điểm cuối nằm tại Km32+000 thuộc thị xã Ninh Hòa. Tổng vốn đầu tư của dự án lên tới 5.333 tỷ đồng.

Công trình được chia thành ba gói thầu chính. Trong đó, gói thầu số 1, dài 22km, do Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đảm nhiệm, đã hoàn thành hơn 45% khối lượng công việc và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Gói thầu số 2, dài 10km, do liên danh các công ty Phương Nam - Bắc Trung Nam - 168 Việt Nam thực hiện, hiện đạt khoảng 21% tiến độ và dự kiến hoàn tất vào ngày 27/6/2026. Gói thầu số 3 gồm việc xây dựng hai cây cầu trên tuyến, do Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn đảm nhận, với kế hoạch hoàn thành vào ngày 30/6/2026. Nhìn chung, tiến độ toàn dự án đang được kiểm soát theo kế hoạch đã phê duyệt.

Dù vậy, công tác giải phóng mặt bằng vẫn đang gặp một số khó khăn, đặc biệt tại các khu vực dân cư cần bố trí tái định cư và di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hiện tại, đoạn đường từ Km0 đến Km20, kết nối Quốc lộ 1 và Quốc lộ 26, vẫn còn 12 vị trí chưa bàn giao mặt bằng với tổng chiều dài khoảng 2,2km.

Trước tình hình này, chính quyền địa phương đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ và sớm đưa vào khai thác.