HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Triển vọng ngành thép nhìn từ "đầu tàu" Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim

Linh Đan- Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Với việc kết quả kinh doanh tạo đáy năm 2023, năm 2024 được coi là bước chạy đà để các doanh nghiệp ngành thép bứt phá trong năm 2025.

Với những chương trình thúc đẩy kinh tế của Chính phủ, trong đó có tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản, hỗ trợ lãi suất, đẩy mạnh đầu tư công…, ông Nghiêm Xuân Đa, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam - Công ty CP dự báo, sản lượng ngành thép năm 2024 có thể tăng 10%.

Bà Trang Thị Thu Hà, Chánh văn phòng Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, tiêu thụ thép trong năm 2024 có khả năng đạt gần 21,6 triệu tấn, tăng 6,4% so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm dự kiến tăng 12%, đạt gần 13 triệu tấn.

Kinh Bắc công bố tài liệu đại hội với nhiều điểm bất ngờ, cổ phiếu có nhịp tăng 44%

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát nhận định, 2024 sẽ là năm khởi động của ngành thép sau khi đã chạm đáy vào năm 2023 và bắt đầu vào đà phục hồi từ năm 2025. Kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2024, tạo ra nhu cầu cho ngành thép, nên Hòa Phát lên kế hoạch tăng sản lượng thép hơn 10% trong năm nay.

Kết quả kinh doanh năm 2024 của Hòa Phát được Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo sẽ tăng trưởng 22,5% về doanh thu, lên 143.709 tỷ đồng và tăng trưởng 91% về lợi nhuận sau thuế, lên 10.897 tỷ đồng.

Tương tự, VDSC dự báo, Tập đoàn Hoa Sen có thể đạt 36.702 tỷ đồng doanh thu và 847 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong niên độ tài chính 2024 (từ 1/10/2023 đến 30/9/2024), lần lượt tăng 16% và tăng 27,2 lần so với niên độ 2023.

Dự báo này tích cực hơn so với kế hoạch của Hoa Sen. Cụ thể, niên độ 2024, Hoa Sen xây dựng hai kịch bản kinh doanh. Kịch bản 1, sản lượng tiêu thụ 1,625 triệu tấn, tăng 13,3%; doanh thu 34.000 tỷ đồng, tăng 7,4%; lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng, tăng 12,3 lần so với niên độ 2023. Kịch bản 2, sản lượng tiêu thụ 1,73 triệu tấn, tăng 20,7%; doanh thu 36.000 tỷ đồng, tăng 13,7%; lợi nhuận sau thuế 500 tỷ đồng, tăng 15,67 lần so với niên độ 2023.

Với Thép Nam Kim, VDSC dự báo, năm 2024 có thể đạt doanh thu 29.274 tỷ đồng, 271 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 14% và tăng 85,6% so với năm 2023.

VDSC cho biết, kỳ vọng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép tăng trưởng trong năm 2024 đến từ triển vọng hồi phục của thị trường thép xây dựng nội địa, đồng thời giá thép có khả năng tăng giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp.

Chứng khoán DSC cũng có đánh giá tích cực về ngành thép khi dự báo, sản lượng tiêu thụ năm 2024 sẽ tăng trưởng 2 con số, bởi các dự án bất động sản sau thời kỳ tái cơ cấu và phê duyệt pháp lý sẽ được thi công trở lại để đón nhu cầu mới trong giai đoạn tới, bên cạnh đó là các dự án đầu tư công được đẩy mạnh triển khai.

SSI Research cũng dự báo ngành thép dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi đáng kể với tổng sản lượng tiêu thụ thép tăng hơn 6% so với năm trước và mức tăng trưởng tiêu thụ nội địa gần 7%. Cụ thể, thị trường nội địa đã bắt đầu hồi phục từ cuối năm 2023, khi sản lượng tiêu thụ tăng 13% so với cùng kỳ, bất chấp sự sụt giảm 20% trong 8 tháng đầu năm 2023. Sự phục hồi này được cho là do những cải thiện trong điều kiện kinh tế vĩ mô và sự khởi sắc của thị trường bất động sản.

Điều này cũng gợi nhớ đến một chu kỳ tăng trưởng trước đây, khi tiêu thụ thép xây dựng trong năm 2013 tăng khoảng 3% so với mức đáy của năm 2012, làm dấy lên hy vọng về một xu hướng tăng trưởng ổn định trong tương lai cho ngành thép.

Hai cổ phiếu được đánh giá tích cực bao gồm HPG và HSG. Riêng HPG được kỳ vọng phục hồi 80% so với trước đó nhờ vào việc tăng cả về sản lượng tiêu thụ và biên lợi nhuận gộp. Đặc biệt, sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 11% trong năm 2024. Thị phần của công ty trong ngành thép xây dựng cũng dự kiến tăng từ 34,8% trong năm 2022 và 32,5% trong 7 tháng đầu năm 2023 lên khoảng 37% trong thời gian gần đây, một phần nhờ vào sự phục hồi của kênh xuất khẩu và giảm sản lượng của các đối thủ cạnh tranh.

Đối với HSG dự kiến cũng sẽ phục hồi mạnh mẽ về lợi nhuận năm 2024, với mức tăng trưởng ấn tượng, lên tới hơn 20 lần so với mức thấp kỷ lục trong năm 2023. Thị trường nội địa được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ hơn so với kênh xuất khẩu. Đáng chú ý, dư nợ của HSG giảm xuống mức thấp, chỉ còn 2,3x trong niên độ tài chính 2023, phản ánh sự cải thiện đáng kể so với những năm trước đó.

Triển vọng ngành thép nhìn từ

Thị giá "bốc hơi" 24%, gần 14 triệu cổ phiếu HNG "đối diện" nguy cơ bị bán khỏi rổ ETF

Theo nhóm phân tích đến từ Công ty Chứng khoán BSC, cổ phiếu HNG và HDG có thể bị loại khỏi rổ MarketVector Vietnam Local ...

Triển vọng ngành thép nhìn từ

Cổ phiếu HPG lình xình tăng giá, Thành viên HĐQT Hòa Phát muốn bán 1 triệu đơn vị

Nếu giao dịch diễn ra thuận lợi, ông Quang giảm tỷ lệ nắm giữ còn khoảng 102,8 triệu cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ ...

Triển vọng ngành thép nhìn từ

Tỷ phú ngành thép bứt phá nhờ cổ phiếu, tài sản được kỳ vọng chạm 5 tỷ USD

Gần đây, tài sản của vị tỷ phú này ghi nhận tăng mạnh nhờ giá cổ phiếu "vua thép" hồi phục. Túi tiền của ông ...

Ý kiến bạn đọc