Tạo đột phá cho doanh nghiệp Nhà nước
Thitruongtaichinh - Bộ KH&ĐT vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại baDNthuộcỦy ban Quản lý vốnNhà nước (UBQLVNN) tạiDNđến hết năm 2025. Đó là Tổng Công tyHàng hảiViệtNam (VIMC);Tổng Công tyViễn thông (MobiFone) vàTập đoàn Công nghiệp Cao suViệtNam (VRG).
Thúc đẩy tái cơ cấu DN Nhà nước
Theo đó, ba DN trên sẽ được thực hiện thoái vốn. Bộ KH&ĐT cho biết, ý kiến các bộ, ngành liên quan đều ủng hộ, thống nhất với đề xuất thoái vốn. Theo Bộ KH&ĐT, thu từ việc thoái vốn tại ba DN này là nguồn thu cần thiết trong điều kiện Quốc hội yêu cầu có 248.000 tỷ đồng từ nguồn thu cổ phần hóa, thoái vốn để việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị; tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu, truyền thống, lịch sử... tại DN”- lãnh đạo UBQLVNN đánh giá.
Mặt khác, UBQLVNN đã có văn bản gửi Bộ KH&ĐT đề nghị tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc tiếp tục duy trì tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại Công ty mẹ - VIMC như hiện nay là 99,47% trong giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo phù hợp với quy định tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025.
Bộ KH&ĐT chỉ ra, việc duy trì 100% vốn Nhà nước tại MobiFone là không cần thiết, khi DN này chủ yếu kinh doanh thương mại, không thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng. MobiFone có hệ thống quản trị hiện đại, hiệu quả hoạt động cao. Tập trung chuyển đổi số rất mạnh và xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm chuyển đổi số cho các DN tư nhân (trong đó có các DN vừa và nhỏ). Trên cơ sở đó, có khả năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng).
Với VIMC, Bộ KH&ĐT có ý kiến thống nhất với UBQLVNN và đề xuất đưa vào phương án riêng trong giai đoạn 2023 - 2025, Nhà nước giữ trên 65% vốn điều lệ. Việc giảm tỷ lệ sở hữu thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu,tăng vốn điều lệ,Nhà nước không góp thêm khităng vốn. UBQLVNNphối hợp với BộTài chính xây dựng phương án cụ thể, báo cáoThủ tướng.
Với VRG, Bộ KH&ĐT thống nhất với UBQLVNN về việc thoái vốn có thể phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, cần thiết phải triển khai, thực hiện ngay trong giai đoạn này để có bước chuẩn bị tốt cho giai đoạn 2026 - 2040.
Đắn đo phương án cơ cấu
Trong văn bản mới gửi các bộ: GTVT, Tài chính, KH&ĐT; LĐTB&XH, đề nghị tham gia ý kiến về Đề án Cơ cấu lại VIMC giai đoạn 2021 - 2025, UBQLVNN tại DN thống nhất, việc giảm tỷ lệ cổ phần Nhà nước tại các DN thành viên trong hai lĩnh vực: vận tải biển và dịch vụ hàng hải - logistics. Tuy nhiên, UBQLVNN lại cho rằng, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại Công ty mẹ - VIMC cần đảm bảo tối thiểu như hiện tại (99,47%).
DNNN cần phải hiện diện với một năng lực mới, diện mạo mới, thay vì chỉ đơn thuần trở thành một công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của DN; thực hiện hiệu quả tái cơ cấu DN, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước gắn với đổi mới quản trị theo các chuẩn mực tiên tiến; đẩy mạnh chuyển đổi số,tham gia vào chiến lược pháttriển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo điều kiện và lộ trình phù hợp.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung
Lý do được đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại VIMC đưa ra là, cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường hợp tác quốc tế về biển.“Việc duy trì tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Công ty mẹ - VIMC là để phát huy
ban nêu khó khăn trong việc xác định giá trị DN và khó tìm nhà đầu tư chiến lược. Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa, lãnh đạo MobiFone cho hay, thời gian hoàn thành các bước công việc cổ phần hóa (bao gồm cả công tác bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược) bị giới hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày ban hành quyết định cổ phần hóa. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư chiến lược khi đưa ra quyết định đầu tư lớn.
Bên cạnh đó, các khoản chi phí cổ phần hóa hầu hết chưa có định mức dẫn đến khó khăn trong công tác lập và phê duyệt kế hoạch chi phí cổ phần hóa. Cũng theo vị này, DN viễn thông thường có nhu cầu tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để giúp mở rộng ngành nghề kinh doanh, mở rộng địa bàn kinh doanh ra nước ngoài, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý… nên sẽ cần nhà tư vấn cổ phần hóa tầm cỡ quốc tế. Chi phí tư vấn theo thông lệ quốc tế thường được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch thành công. Điều này đồng nghĩa khi chưa xác định được giá trị cụ thể của gói thầu tư vấn cổ phần hóa sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác phê duyệt gói thầu và khó khăn khi thực hiện tổ chức đấu thầu.
Với VRG, được cổ phần hóa vào năm 2018, hiện nay, Nhà nước vẫn đang nắm giữ 96,77% vốn tại đây, do UBQLVNN tại DN đại diện. Vướng mắc hiện nay của VRG là giải phóng nguồn lực đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng sang khu công nghiệp chủ yếu liên quan tới Nghị quyết 60 của Quốc hội và Luật Đất đai nên UBQLVNN sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội để xem xét, tháo gỡ.
Thống nhất với UBQLVNN về việc thoái vốn có thể phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh đến việc cần thiết phải triển khai, thực hiện ngay trong giai đoạn này để có bước chuẩn bị tốt cho giai đoạn 2026 - 2040.
Khắc phục hạn chế, đổi mới công tácthoái vốn, cổ phần hóa
Báo cáo kết quả cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn từ năm 2023, tháng 1/2024 và giải pháp đổi mới, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới, Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) đề nghị cần hoàn thiện cơ chế, chính sách; nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đẩy mạnh công tác chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục cần thiết phục vụ triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn...
Đồng thời, các cơ quan đại diện chủ sở hữu cần đánh giá thận trọng để xây dựng, lập kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp, khả thi, đảm bảo không thất thoát, mất vốn, tài sản của Nhà nước; đôn đốc các DN trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất kê khai báo cáo, lập phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất theo quy định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thẩm quyền; chủ trì hội nghị làm việc với UBQLVNNtại DN và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc về triển khaisản xuất, kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có yêu cầu, tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty theo các kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó tập trung 3 nội dung tái cấu trúc: tái cấu trúc về quản trị theo hướng hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng nhân lực; tái cấu trúc về tài chính; tái cấu trúc về ngành nghề, nguyên vật liệu đầu vào… cho phù hợp xu hướng phát triển.
Thủ tướng chỉ đạo, tập trung sửa đổi và đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các luật, nghị định, thông tư có liên quan để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về pháp lý, nhất là liên quan lĩnh vực giá, môi trường, tài nguyên, đất đai…Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cổ phần hóa, thoái vốn, gia tăng nguồn lực cho DNNN, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực DNNN đã khẳng định vị trí chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế. Tuy vậy, cần có những giải pháp để khu vực này phát triển tương xứng với vị thế cũng như nguồn lực đang nắm giữ.
Giải pháp thúc đẩy DNNN phát huy hết các nguồn lực là tăng cường tính minh bạch, giám sát và linh hoạt. Song hành với minh bạch về mặt pháp lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, đất đai, quy hoạch, đấu giá thì cần nâng cao chất lượng thông tin hoạt động DNNN từ sớm, từ xa, không đợi đến khi xác định cổ phần hóa mới bắt tay vào xử lý…
TS Võ Trí Thành