HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Lộ diện 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2025, Việt Nam đứng thứ mấy?

Ngọc Hân

(Thị trường tài chính) - Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ trên bản đồ kinh tế châu Á, không chỉ khẳng định vị thế mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững trong tương lai gần.

Trang thông tin đồ họa hóa thống kê Seasia Stats vừa công bố bảng đồ họa "15 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2025", dựa trên số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Họ viết: "Hướng tới năm 2025, châu Á tiếp tục củng cố vị thế là một quyền lực kinh tế toàn cầu".

Trong danh sách, Trung Quốc dẫn đầu với quy mô kinh tế đạt hơn 19.500 tỷ USD. Nhật Bản cùng Ấn Độ lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3, đạt 4.400 tỷ USD và 4.300 tỷ USD - kém xa Trung Quốc.

Vị trí thứ 4 thuộc về Hàn Quốc với quy mô kinh tế đạt 1.900 tỷ USD còn Indonesia ở hạng 5 với 1.500 tỷ USD. Đáng chú ý, Indonesia hiện là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, được thúc đẩy nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng.

Lộ diện 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2025, Việt Nam đứng thứ mấy?  - ảnh 115 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2025. Nguồn: Seasia Stats

 

Ở vị trí thứ 6 là Saudi Arabia, quy mô kinh tế đạt 1.100 tỷ USD. Tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 814 tỷ USD và UAE với 569 tỷ USD.

Những vị trí tiếp theo thuộc về 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó Singapore giữ vị trí thứ 9 tại châu Á và thứ 2 trong khu vực với 562 tỷ USD. Ngay sau đó là Thái Lan, đạt 545 tỷ USD.

Philippines và Việt Nam xếp thứ 11 và 12 với quy mô kinh tế lần lượt là 508 tỷ USD và 506 tỷ USD. Theo Seasia Stats, nền kinh tế Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng nhờ sự bùng nổ sản xuất và đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Philippines được hưởng lợi từ lực lượng lao động trẻ và lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh mẽ.

Malaysia đứng ở vị trí thứ 13 với 488 tỷ USD, nhờ vào ngành công nghiệp điện tử và dầu cọ. Hai quốc gia cuối cùng trong danh sách là Bangladesh (482 tỷ USD) và Iran (464 tỷ USD).

Việt Nam phấn đấu tăng trưởng mạnh mẽ

Hướng tới năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vào đầu tháng 12, dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024 sẽ đạt và vượt kế hoạch, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế. 

Với mức tăng trưởng cả năm 2024 ước đạt trên 7%, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.

Ông Lương Văn Khôi, phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nhận định chuyển đổi số và AI sẽ là những động lực tăng trưởng quan trọng. Việc Nghị định về AI cùng Nghị định 52 về chuyển đổi số sắp được ban hành sẽ tạo khung pháp lý thuận lợi, góp phần thúc đẩy kinh tế dựa trên công nghệ 4.0.

Bên cạnh đó, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ được xem là hướng đi chiến lược. 

Năm tới, vốn đầu tư tư nhân được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh, song hành cùng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng. Những dự án lớn như đường sắt Bắc - Nam và điện hạt nhân sẽ đóng vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Theo Seasia Stats