HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Du lịch golf:

VGS đưa Asian Tour trở lại Việt Nam

ChaTA

(Thị trường tài chính) -Chủ tịch Tập đoàn VGS Bùi Đức Long của Việt Nam và đại diện Asian Tour vừa ký Bản ghi nhớ (MoU) về việc hợp tác tổ chức giải vói Asian Tour tại Việt Nam trong ba năm tới, bao gồm Tour hạng nhất và ADT hạng nhì (Asian Development Tour) thuộc đấu trường golf chuyên nghiệp châu Á.

Phát triển du lịch golf

Theo ông Phạm Thành Trí, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam, đây thực sự  là tin vui cho người hâm mộ golf Việt Nam khi có thể tận mắt chứng kiến các giải golf chuyên nghiệp hàng đầu châu lục diễn ra trên sân cỏ trong nước. ADT hoạt động từ 2010, là bước đệm lên đấu trường hạng nhất Asian Tour, tương tự Korn Ferry Tour của PGA Tour Mỹ hay Challenge Tour của DP World Tour châu Âu. Từ năm 2013, các giải ADT được tính điểm trên bảng thứ bậc chuyên nghiệp thế giới (OWGR).

Ông David Rollo - Giám đốc vận hành Asian Tour, đánh giá cao tiềm năng du lịch golf của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đã có 80 sân golf 18 hố đi vào hoạt động và đến 2025 sẽ có 200 sân golf 18 hố đi vào hoạt động. Golf cũng ngày càng phổ biến, không còn là môn thể thao "quý tộc", chỉ dành cho giới nhà giàu như trước đây mà những người có thu nhập ổn định cũng có thể đến sân Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam cho biết số người chơi trong nước hiện vào khoảng 100.000 người, số người chơi thường xuyên, ít nhất 2 lần một tháng là 30.000 người.

VGS đưa Asian Tour trở lại Việt Nam - ảnh 1
Chủ tịch VGS Bùi Đức Long khẳng định: “Thị trường du lịch chơi golf đang là xu thế phát triển du lịch của nhiều quốc gia." Ảnh TT

Ông David Rollo nhấn mạnh: “Các giải đấu chuyên nghiệp quốc tế nằm dưới sự quản lý của Asian Tour có vị thế quan trọng trong hệ sinh thái golf quốc tế và rất tự hào được giúp đỡ Việt Nam và đối tác Tập đoàn VGS khai thác tiềm năng du lịch golf tại các nước các bạn”. Asian Tour - tổ chức chủ quản đấu trường golf chuyên nghiệp châu Á, giải Asian Tour tại Việt Nam gần nhất là Hồ Tràm Open 2015, trên sân The Bluffs ở Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chủ tịch Công ty Cổ phần dịch vụ Golf Việt Nam (VGS) Bùi Đức Long khẳng định: “Thị trường du lịch chơi golf đang là xu thế phát triển du lịch của nhiều quốc gia. Nhiều thị trường lâu đời như Australia, Mỹ, Anh thực sự sử dụng du lịch chơi golf như công cụ đòn bẩy chính để tiếp thị thị trường du lịch của họ, cú bắt tay giữa VGS và Asian Tour hy vọng có thể giúp phát triển du lịch chơi golf ở Việt Nam”. VGS được thành lập cuối năm 2016, hiện vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng, tạo dựng được hệ sinh thái ấn tượng với với 9 công ty thành viên đang có nhiều hoạt động xúc tiến du lịch golf.

Hướng tới thị trường Singapore

Năm 2023, hai bên hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore. Du lịch golf sẽ kết nối hai nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam và Singapore cùng tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, cũng như tăng cường hợp tác trong khuôn khổ ASEAN về kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, bền vững.

VGS đưa Asian Tour trở lại Việt Nam - ảnh 2
"Ngành du lịch golf có thể đóng góp động lực tốt đối với việc phục hồi ngành du lịch sau đại dịch COVID-19" TS Phạm Thành Trí nhấn mạnh

TS Phạm Thành Trí nhấn mạnh: “Chỉ tính riêng hơn 160 vận động viên quốc tế vào Việt Nam tham dự các giải đấu như vậy, sẽ thu hút hàng triệu lượt người xem truyền hình và các nền tảng khác. Các dịch vụ vận chuyển, khách sạn, bán hàng lưu niệm sẽ có cơ hội phát triển”. Ông cho rằng ngành du lịch golf có thể đóng góp động lực tốt đối với việc phục hồi ngành du lịch sau đại dịch COVID-19.

Chỉ tính riêng thị trường Singapore đã có khoảng 200.000 người chơi golf và đây là phân khúc cao cấp trong khách du lịch. Việt Nam nằm trong khu vực thị trường golf có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, tài nguyên, du lịch thiên nhiên và văn hóa độc đáo, hấp dẫn, ẩm thực phong phú, khí hậu Việt Nam cho phép khách du lịch golf hoạt động cả năm. Trở ngại lớn nhất là các sân golf Việt Nam đang phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 20% nên chi phí đắt hơn các nước Thái Lan, Malaysia…

Chỉ tính riêng thị trường Singapore đã có khoảng 200.000 người chơi golf và đây là phân khúc cao cấp trong khách du lịch

Được miễn visa, đường bay tới Hà Nội khá thuận tiện dự báo nếu làm tốt công tác truyền thông golfer Singapore sẽ có mặt tại Thủ đô ngày càng nhiều.

Được biết Hà Nội hiện nay đang phát triển 6 cụm sân golf với 10 sân golf tiêu chuẩn như: Long Biên, Vân Trì Golf Club, Kings Island Golf, Minh Trí, Legend Hill… và khoảng 10 sân tập như: Đảo Sen, Phương Đông, Hanoi Club… Đây đều là những sân golf lớn, chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế với cảnh quan tự nhiên đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu phong phú của người chơi.

Về cơ sở hạ tầng, hệ thống khách sạn lưu trú hiện nay của Hà Nội rất đa dạng, hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu của khách quốc tế nhất là các khách sạn nghỉ dưỡng 4 - 5 sao được đầu tư đồng bộ như: JW Marriot, Sheraton, Metrople,… Cùng với đó là điều kiện giao thông rất thuận lợi để kết nối với các địa phương trong quá trình phát triển du lịch golf. Ngoài ra, du khách khi đến Hà Nội còn dễ dàng tiếp cận hệ sinh thái golf ở các địa phương lân cận như: Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.