Nhóm người có thể đối mặt với nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa mà không hề hay biết
(Thị trường tài chính) - Do triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, nhiều người dễ bỏ qua cơ hội điều trị kịp thời.
Ung thư đường tiêu hóa, bao gồm các loại ung thư dạ dày, đại trực tràng và thực quản, có thể được chữa khỏi lên đến 95% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, do triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, nhiều người dễ bỏ qua cơ hội điều trị kịp thời.
Ung thư đường tiêu hóa, bao gồm các loại ung thư dạ dày, đại trực tràng và thực quản (Ảnh minh họa)
Theo thông tin trên Báo Sức khỏe và Đời sống, những nhóm người dưới đây nên đặc biệt chú ý tầm soát ung thư đường tiêu hóa thường xuyên hơn:
Người có tiền sử gia đình mắc ung thư: Những người có người thân trong gia đình từng mắc ung thư đường tiêu hóa hoặc có các bệnh lý di truyền liên quan đến ung thư có nguy cơ cao hơn.
Người từ 40 tuổi trở lên: Nguy cơ mắc ung thư tăng lên theo độ tuổi. Theo khuyến cáo từ các nghiên cứu tại Nhật Bản và Hàn Quốc, người từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư ít nhất 2 năm/lần, ngay cả khi không có triệu chứng bất thường.
Người mắc các bệnh lý về tiêu hóa kéo dài: Những người bị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày mạn tính, viêm loét đại trực tràng, đa polyp dạ dày, hoặc nhiễm vi khuẩn HP cũng có nguy cơ cao mắc ung thư.
Người có lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn nhiều đồ chua cay, dầu mỡ, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, thói quen ít vận động và việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa.
Các triệu chứng giai đoạn muộn của ung thư đường tiêu hóa
Ở giai đoạn muộn, ung thư đường tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng như:
Nuốt nghẹn hoặc cảm giác nuốt vướng
Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng
Gầy sút cân không rõ nguyên nhân
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Do triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, nhiều người dễ bỏ qua cơ hội điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)
Tầm soát và phát hiện sớm là chìa khóa để nâng cao cơ hội điều trị thành công cho người bệnh. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 95%.