Người nông dân vô tình đào được 'dị vật', chuyên gia liền phán: 'Đây là báu vật nghìn tỷ'
(Thị trường tài chính) - Phát hiện của người nông dân về "báu vật" đắt giá khiến không ít chuyên gia bất ngờ.
Trong cái giá lạnh đầu xuân năm 1963, ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, người nông dân Zhao Zhen Xiu đang miệt mài đào đất. Cái xẻng sắt của ông bất ngờ va chạm vào một vật cứng, phát ra tiếng "keng" sắc bén. Tò mò, ông Xiu đào sâu hơn và bất ngờ phát hiện một chiếc bình sứ vỡ vụn. Bên trong chiếc bình là một con tê giác làm bằng đồng nhỏ bé ẩn mình dưới lớp đất ẩm.
Dù đã nằm sâu dưới lòng đất bao nhiêu năm, con tê giác bằng đồng vẫn còn nguyên vẹn lạ thường. Tin tức về phát hiện kỳ lạ của ông Xiu lan nhanh chóng, thu hút sự tò mò của người dân khắp vùng. Họ kéo đến đông nghịt, ai nấy đều háo hức muốn được tận mắt chiêm ngưỡng "dị vật" vừa được khai quật.
Con tê giác mà ông Xiu vô tình tìm được. Ảnh: QQ
Một thời gian sau, một người hàng xóm cũ của ông Xiu, từng làm việc tại Viện Khảo cổ học Thiểm Tây bất ngờ xuất hiện. Với vẻ mặt nghiêm nghị, ông ta thuyết phục ông Xiu giao nộp con trâu đồng cho cơ quan chức năng. Thậm chí, người này còn nói về việc sẽ báo cáo sự việc với cơ quan chức năng nếu ông Xiu không chịu hợp tác.
Tin tức về con tê giác lạ lẫm này nhanh chóng truyền đến các nhà khảo cổ. Không để lỡ cơ hội, một nhóm chuyên gia đã nhanh chóng có mặt tại nhà ông Xiu. Sau khi tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, họ khẳng định đây là một "báu vật" có ý nghĩa lịch sử to lớn. Trước tầm quan trọng của phát hiện này, nhóm khảo cổ đã thuyết phục người nông dân giao nộp di vật để bảo vệ kỹ hơn và phục vụ nghiên cứu.
Sau khi nghe các nhà khảo cổ học phân tích, ông Xiu đã quyết định giao nộp "báu vật" cho Nhà nước. Trước hành động này, ông Xiu không chỉ nhận được phần thưởng vật chất mà còn được ghi danh vào danh sách những người có công bảo vệ di sản văn hóa.
Đây là "báu vật" có từ rất lâu đời, được các chuyên gia đánh giá cao. Ảnh: Baidu
Khi con tê giác bằng đồng được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, nó nhanh chóng trở thành một trong những di tích văn hóa quý giá nhất tại đây. Các chuyên gia đã đặt tên cho tác phẩm này là Tây Hán thác kim ngân vân căn thành đồng tê tôn (Tê giác bằng đồng thời Tây Hán với họa tiết mây được khảm vàng và bạc).
Cho đến nay, trong kho tàng đồ đồng khổng lồ của Trung Quốc, các nhà khảo cổ chưa tìm thấy bất kỳ hiện vật nào có thể sánh ngang với con tê giác này. Với những họa tiết tinh xảo, nó như một viên ngọc quý hiếm, tỏa sáng rực rỡ giữa muôn ngàn hiện vật khác. Vì vậy, nhiều chuyên gia khẳng định rằng đây là "báu vật" nghìn tỷ, vô cùng quý hiếm ở đất nước tỷ dân.
Các chuyên gia nhận định, con tê giác bằng đồng này có thể chính là hiện thân của thần thú trấn thủy trong tín ngưỡng cổ đại. Hình ảnh những con tê giác khổng lồ uy nghi, băng qua dòng nước dữ dội đã khắc sâu vào tâm trí người xưa, khiến họ tin rằng loài vật này có khả năng chế ngự thủy thần, bảo vệ làng xóm khỏi lũ lụt.