Anh chồng kín tiếng của Á hậu Phương Nhi học ngành gì trước khi tiếp quản sự nghiệp gia đình?
(Thị trường tài chính) -Đây là ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn, với mức lương lên đến 80 triệu đồng một tháng.
Sáng sớm ngày 15/1, đám hỏi của Á hậu Phương Nhi (sinh năm 2002) và doanh nhân Phạm Nhật Minh Hoàng (sinh năm 2000, con trai thứ hai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng) chính thức diễn ra tại nhà riêng của cô dâu ở TP. Thanh Hóa.
Buổi lễ được tổ chức trong không gian trang trọng với sự tham gia giới hạn của người thân hai bên gia đình. Các quy định nghiêm ngặt về việc không quay phim, chụp ảnh được áp dụng và an ninh khu vực được đảm bảo chặt chẽ bởi đội ngũ vệ sĩ chuyên nghiệp.
Khoảng 8 giờ sáng, chú rể cùng bố mẹ và dàn phù rể đã có mặt tại nhà cô dâu để hoàn thành các nghi lễ truyền thống. Thiếu gia Minh Hoàng diện áo dài truyền thống màu trắng ngà, kết hợp quần đen, toát lên vẻ lịch lãm.
Phạm Nhật Quân Anh xuất hiện tại đám hỏi của em trai. Ảnh: Đi soi Sao đi
Đáng chú ý, lễ hỏi còn có sự hiện diện của anh trai chú rể, Phạm Nhật Quân Anh (sinh năm 1993). “Cậu cả” nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng diện vest chỉn chu và vẫn xuất hiện với diện mạo thường thấy trên truyền thông trước đây. Song trong một khoảnh khắc, nhiều người nhận xét anh chồng của Phương Nhi toát lên vẻ quyền lực, phong thái ra dáng “cậu cả” để lo lắng, chu toàn trong đám hỏi của các em.
Phạm Nhật Quân Anh là con trai cả của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương. Ảnh: Internet
Tương tự các thành viên trong gia đình, anh sống kín tiếng và ít xuất hiện trước truyền thông. Tuy nhiên, khoảng một năm trở lại đây, anh bắt đầu tham gia nhiều sự kiện quan trọng của tập đoàn.
Lần đầu tiên anh lộ diện trước công chúng là tại lễ ký kết hợp tác vào cuối năm 2023, với vai trò Phó Tổng Giám đốc khối sản xuất của một công ty thuộc tập đoàn. Tháng 12/2024, anh cùng em trai Minh Hoàng xuất hiện trong lễ trao giải VinFuture, để lại dấu ấn với vẻ ngoài lịch lãm và sự chuyên nghiệp.
Về học vấn, anh sở hữu bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh và đã làm việc tại Vingroup từ năm 2015.
Ngành học “cậu cả” nhà ông Phạm Nhật Vượng theo học
Quản trị kinh doanh - ngành học được con trai ông Phạm Nhật Vượng lựa chọn là ngành được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Trong ngành Quản trị kinh doanh gồm một số chuyên ngành khác như Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị Marketing, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Logistic… Đây là những chuyên ngành mà sinh viên có thể tham khảo trước khi học, đồng thời cho thấy sự phong phú và cơ hội việc làm rất hấp dẫn từ các chuyên ngành của Quản trị kinh doanh.
Phạm Nhật Quân Anh sở hữu bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh trước khi làm việc tại Vingroup. Ảnh: Phụ nữ số
Theo Báo Lao Động, kết quả tuyển sinh năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý chiếm tỉ lệ thí sinh nhập học nhiều nhất với 23,57%. Trước đó năm 2022, đây cũng là lĩnh vực thu hút thí sinh nhiều nhất với 24,54%.
Căn cứ theo khảo sát ở một số trường đại học, ngành Quản trị Kinh doanh có tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay từ năm đầu tốt nghiệp khá cao. Có trường 100% sinh viên theo học ngành này sau khi tốt nghiệp đều có việc làm.
Mức lương trong ngành Quản trị Kinh doanh thường được điều chỉnh dựa trên năng lực và kinh nghiệm làm việc của từng cá nhân. Cấp bậc và chức vụ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương. Theo đó, chức vụ càng cao, mức lương càng tăng.
Nhân viên thử việc thường nhận mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Nhân viên kinh doanh có mức lương cơ bản khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nếu đạt hiệu suất bán hàng tốt, họ còn được hưởng thêm tiền hoa hồng.
Đối với cấp chuyên viên, thu nhập dao động trong khoảng 8 - 15 triệu đồng/tháng. Trưởng phòng thường nhận mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, trong khi Giám đốc có thể đạt mức 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào lợi nhuận hàng tháng của doanh nghiệp.
Những nhân viên có thâm niên từ 7 - 10 năm kinh nghiệm, đảm nhận vị trí cao, năng lực vượt trội và có khả năng chịu áp lực tốt có thể đạt thu nhập lên đến 80 triệu đồng/tháng.
Đối với ngành này, tiêu chuẩn đánh giá để thăng tiến luôn dựa trên năng lực, kỹ năng, hiệu quả đầu ra công việc và tiềm năng phát triển trong tương lai. Do vậy, người học luôn phải học hỏi và rèn luyện các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, xử lý tình huống…
Bên cạnh đó, Quản trị kinh doanh là một ngành học có nội dung kiến thức tương đối rộng và bạn phải học rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, việc học đi đôi với thực hành giúp bạn nắm vững được các kiến thức của các môn học một cách có hiệu quả. Thêm vào đó, bạn phải giỏi các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp tốt và chịu được áp lực cao.
Tóm lại, ngành Quản trị Kinh doanh sẽ không phải là một ngành “khó” nếu bạn có đam mê, có khả năng quản lý, có khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt… và nó phụ thuộc vào năng lực của mỗi sinh viên.