Cảng Quy Nhơn (QNP) và hành trình gian nan để cập bến HOSE
Việc được HOSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu QNP có phần khá "gian nan", khi mà doanh nghiệp này nộp hồ sơ xin niêm yết lần đầu tiên từ tận năm 2016...
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) mới đây đã có công văn chấp thuận đăng ký niêm yết cho cổ phiếu của Công ty CP Cảng Quy Nhơn với mã chứng khoán QNP trong những ngày cuối cùng của năm 2023. Theo đó, với vốn điều lệ hơn 404 tỷ đồng, Cảng Quy Nhơn sẽ đăng ký niêm yết hơn 40,4 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE. Quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu QNP của HOSE được đưa ra ngày 29/12/2023.
Việc được HOSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu QNP có phần khá "gian nan" |
Việc được HOSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu QNP có phần khá "gian nan" khi doanh nghiệp lần đầu tiên nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE là vào tháng 12/2016 và cơ quan này đã nhiều lần yêu cầu Cảng Quy Nhơn bổ sung hồ sơ, giải trình theo quy định pháp luật nhưng Công ty chưa hoàn thiện.
Cụ thể, tháng 12/2016, HOSE nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu QNP của CTCP Cảng Quy Nhơn. Tuy nhiên, công ty không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Vì vậy HOSE ra thông báo dừng xem xét hồ sơ trong ngày 29/12/2017.
Đến ngày 13/6/2018, HOSE tiếp tục nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của QNP và sau đó ngày 27/6, Sở đề nghị QNP cung cấp thông tin liên quan đến việc thanh tra toàn diện công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp này không cung cấp các thông tin theo yêu cầu và không tiếp tục thực hiện các thủ tục đăng ký niêm yết cổ phiếu.
Ngày 7/10/2020, HOSE nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của QNP. Căn cứ các tài liệu bổ sung ngày 18/11 của công ty, ngày 23/11, HOSE có thông báo về việc nhận hồ sơ niêm yết lần đầu cổ phiếu QNP.
Qua quá trình xem xét hồ sơ, HOSE đã nhiều lần có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung. Tuy nhiên đến hết năm 2021, QNP vẫn chưa bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định. Vì vậy, Sở đã dừng xem xét hồ sơ.
Ngày 19/4/2022, HOSE tiếp tục thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của QNP. Đến thời điểm 24/11/2022, một số đơn vị liên quan chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo Hợp đồng chuyển giao cổ phần QNP, chưa thực hiện theo nội dung khắc phục mà QNP đã báo cáo Thanh tra Chính phủ ngày 27/9/2019. Đến nay, QNP đã được chấp thuận niêm yết.
Theo tìm hiểu, Cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung Bộ, nằm trong Vịnh Quy Nhơn, có Bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió, rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng quanh năm. Luồng tàu và cầu Cảng có độ sâu tự nhiên có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000DWT ra/vào bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải).
Cảng Quy Nhơn đồng thời là cửa ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông. Nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu biển nước ngoài ra/vào.
Ngoài ra, Cảng Quy Nhơn còn là vị trí trung tâm của các nước trong vùng Đông Nam Á và Đông Á, có trên 10 tuyến đường biển nối với các cảng quốc tế như: Manila, Singapore, Hồng Kông, Cao Hùng (Đài Loan), Băng Cốc (Thái Lan), Tokyo (Nhật Bản), Vladivostok (Nga).
Được biết, lần đầu tiên Cảng Quy Nhơn nộp hồ sơ xin đăng ký niêm yết trên HOSE vào tháng 12/2016, liên tục qua các đợt điều chỉnh bổ sung, đến nay QNP mới được chấp thuận niêm yết.
Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, do Cục Đường biển trực tiếp quản lý. Đến năm 1993, Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn, và đến năm 2009 chuyển về làm thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và sau đó trở thành đơn vị hạch toán độc lập.
Về hoạt động kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý III/2023, lũy kế 9 tháng Công ty ghi nhận doanh thu xấp xỉ 697 tỷ đồng, giảm 18,48% so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 18,6% lên 89,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối tháng 9 là gần 160 tỷ đồng.
Đến cuối quý III/2023, tổng tài sản Cảng Quy Nhơn gần 1.324 tỷ đồng, tăng 22% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền mặt gấp gần 3 lần lên 106,87 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 34% lên 226,3 tỷ đồng.
Nợ phải trả của QNP là hơn 471 tỷ đồng, tăng 52,92% so với đầu năm, gồm 290,8 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 180,57 tỷ đồng nợ dài hạn.
Chứng khoán phiên 3/1: Có thể điều chỉnh trở lại Thị trường chứng khoán kết phiên giao dịch đầu năm 2024 tăng nhẹ, tuy nhiên theo SSV, đà lan tỏa tăng khá thấp khi có ... |
Thị trường chứng khoán ngày 3/1/2024: Thông tin trước giờ mở cửa Bứt phá bất thành, VN-Index "xanh vỏ đỏ lòng" ngày đầu năm; Thủy điện Hủa Na là doanh nghiệp đầu tiên lên HOSE năm 2024; ... |
VN-Index hụt hơi, cổ phiếu chứng khoán VIX chịu tác động xấu Trong phiên giao dịch đầu năm mới 2024, nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Gelex bất ngờ giảm mạnh với thanh khoản lớn. |