Tâm tư người từng làm điện:
Điện-Góc nhìn người trong cuộc (2)
(Thị trường tài chính) - Khi làm quản lý, EVN thời ông Đào Văn Hưng đã thất thoát khi đầu tư ngoài ngành nhưng những chia sẻ của ông trong loạt bài "Tâm tư người từng làm điện" vẫn được bạn đọc quan tâm.
HƯỚNG ĐI CHO THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Việt Nam đang phát triển theo định hướng nền kinh tế thị trường, duy nhất chỉ có sản phẩm điện hiện không theo thị trường thì không thể tồn tại và phát triển. Điều này đã khiến sự hoài nghi nhất định về giá điện của cả người tiêu dùng lẫn NĐT và thực tế không hấp dẫn các NĐT, nguy cơ thiếu điện có thể tiếp diễn.
Theo kinh nghiệm của 1 số quốc gia thì việc thành lập thị trường điện (TTĐ) là cấp thiết, nó sẽ cơ bản giúp giải quyết được vấn đề thiếu điện. Bài học thành công TTĐ tại Philippine và Úc cho thấy rất rõ. Để thận trọng, Chính phủ cần thử nghiệm mua buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh bằng cách thiết lập TTĐ tại 1 miền.
![Điện-Góc nhìn người trong cuộc (2) - ảnh 1](https://statictttc.kinhtedothi.vn/zoom/1000/uploaded/admin/2023_06_12/612b_wqen.jpg)
Sau đó chúng ta tổng kết, đánh giá và hoàn chỉnh hệ thống quản lý và sau đó triển khai toàn quốc. Thực hiện TTĐ là làm theo Luật Điện lực 2004 và theo QĐ 63/CP năm 2013 của Thủ Tướng Chính phủ, Ngân hàng thế giới có đôi lần gợi ý tài trợ nghiên cứu TTĐ, họ sẵn sàng giới thiệu nhiều chuyên gia giỏi về TTĐ cho Việt Nam.
CÓ NÊN MUA-BÁN ĐIỆN KHÔNG?
Hiện nay, EVN đang mua bán điện với 3 nước láng giềng: Lào, Campuchia và Trung Quốc. Với Lào, EVN đang mua điện cao áp, giá mua Nhà máy Xekaman 3: 5,62 cent/1kwh, Xekaman 1 với giá 6,36/1kwh. Sau đó, EVN bán điện, cấp điện áp 35-22kv cho vùng biên giới 9,48 cent/1kwh.
Hợp đồng mua bán điện được ký kết giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Phongsubthavy - một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Lào đầu tư trong lĩnh vực năng lượng. Theo đó, Việt Nam sẽ nhập khẩu điện từ các nhà máy thủy điện Nậm San 3A, Nậm San 3B của Lào thuộc cụm nhà máy thủy điện Nậm Mô thông qua tuyến đường dây truyền tải 220kV mạch kép dài khoảng 105km kết nối từ trạm cắt 220kV Nậm Mô 2 (Lào) đến trạm biến áp 220kV Tương Dương (Việt Nam).
Hơn bao giờ hết, lúc này người EVN rất mong tất cả bàn tay khối óc tập trung giúp EVN và ngành Điện Việt Nam các kế sách, giải pháp cứu điện năm nay và thời gian tới.
Với Trung Quốc: Thời điểm 2005-2006, 6 tỉnh phía Bắc thiếu điện nghiêm trọng, khi EVN tính sơ bộ 2 phương án cấp điện: Lắp 6 nhà máy diesel và xây dựng nhà máy chạy than.
Nhưng cả 2 phương án đều không khả thi,vì số vốn đầu tư lớn (7.000-9.000 tỷ đồng) và không kịp tiến độ trong khi Trung Quốc sẵn sàng xây dựng đường dây 220 kv cấp điện cho Việt Nam. Hợp đồng mua bán điện có hiệu lực ngay, với giá chỉ 4,5 cent/ 1kwh.
Đến nay, chúng ta vẫn duy trì mua sản lượng điện 220 kv theo mùa, mùa khô giá 6,32 cent/1 kWh, mùa mưa giá 5.17 cent/1kwh. Giá này thấp hơn giá so với giá phát nhiệt điện FO, DO, kể cả với giá 1 số nhiệt điện than và giá mua điện mặt trời 9,35 cent /1kwh đang được EVN mua.
Với Campuchia, EVN bán điện cao áp 220 kv đến Phnom Penh giá theo giờ và theo mùa, mùa khô giờ cao điểm : 12,87 cent/1 kWh, giờ bình thường: 11,44cent/1kwh, giờ thấp điểm: 9,72 cent/1 kWh. Mùa mưa thì giá thấp hơn một ít khoảng 10-20%.
LỖ KINH DOANH & LÃI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Dư luận đang dấy luên việc 5 Tổng công ty Điện lực đang có hàng chục tỷ gửi ngân hàng mà EVN vẫn kêu lỗ, đòi tăng giá điện. Trước hết, số liệu báo cáo năm 2021 EVN có lãi, không kêu lỗ. Chỉ năm 2022, EVN mới báo cáo lỗ trên 26.000 tỷ đồng (kiểm toán quốc tế Deloitte (Big 4) thực hiện) do chi phí đầu vào tăng cao ( hợp đồng mua điện thì chi phí nhiên liệu theo nguyên tắc chuyển ngang).
![Điện-Góc nhìn người trong cuộc (2) - ảnh 2](https://statictttc.kinhtedothi.vn/zoom/1000/uploaded/admin/2023_06_12/612_c_rblf.jpg)
Những nhà quản lý đều hiểu rằng hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn có dòng tiền luân chuyển trong tài khoản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn đến kỳ phải trả. Bao gồm nợ vay ngân hàng để đầu tư phải trả gốc và lãi, nợ mua nguyên, nhiên, vật liệu, trả lương, nộp thuế, nộp phạt, cấp vốn thanh toán đầu tư … đặc biệt khoản lớn nhất là trả tiền mua điện hàng tháng theo định mức tính toán thì 5 Tổng công ty Điện lực luôn phải có dòng tiền trên 40.000 tỷ đồng tại ngân hàng.
Năm 2021, doanh thu của 5 Tổng công ty Điện lực khoảng trên 400.000 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng thu trên 33.000 tỷ đồng của trên 20 triệu khách hàng dùng điện. Chưa nói đến tiền cổ tức từ CPH các nhà máy điện, trích lập quỹ đầu tư phát triển 30%, quỹ khen thưởng phúc lợi 3 tháng lương…
Năm 2022, EVN lỗ nhưng vẫn bán điện, vẫn có dòng tiền trên 400.000 tỷ đồng ra vào tài khoản, vẫn có lãi tiền gửi, đó là điều chắc chắn Ngay cả năm 2023, EVN lỗ nặng hơn nhưng vẫn bán điện, vẫn các Tổng công ty Điện lực vẫn thu tiền trên 400.000 tỷ đồng vào tài khoản, vẫn có lãi tiền gửi. Về tài chính, nếu EVN tiếp tục lỗ, xấu nhất đến thời điểm nào đó mất khả năng thanh toán, không còn dòng tiền thì lúc đó mới hết lãi tiền gửi.
Theo nguyên tắc kế toán, phải hạch toán rành mạch lãi (lỗ) kinh doanh điện riêng, lãi tiền gửi riêng, lãi kinh doanh khác riêng, cuối cùng sẽ cộng trừ ra lãi (lỗ) của doanh nghiệp. Lãi lỗ, số dư tiền gửi, nợ quá hạn, nợ xấu, thuế phải nộp là những nội dung quan trọng mà các đoàn thanh kiểm tra cấp trên khó có thể bỏ sót.