HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Hà Nội chú trọng phát triển kinh tế số

Nguyễn Vũ - Hải Anh

(Thị trường tài chính) - Dịp cuối năm luôn là dịp mua sắn lớn nhất, những năm gần đây các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử tại Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh, chiếm khoảng 7,0% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Vì thế, Hà Nội chú trọng phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh. Chỉ số thương mại điện tử của Hà Nội duy trì vị trí thứ 2 cả nước...

Hà Nội chú trọng phát triển kinh tế số - ảnh 1
Hàng Việt vẫn là lựa chọn của người Việt (Ảnh chụp tại một cửa hàng thời trang ở Linh Đàm, Hà Nội). Ảnh: Hải Anh

Tăng cường tính pháp lý

Năm 2023, là năm Hà Nội nhấn mạnh chuyển đổi số nhất là việc thay đổi thói quen của con người trong lĩnh vực tiêu dùng. Người dân từ chỗ không quen với mô hình mua sắm trực tuyến nay đã trở nên quen thuộc và coi đó như một xu hướng tất yếu hiện nay. Điều này cũng làm thay đổi hình thức kinh doanh củ các DN, kinh doanh trực tuyến sẽ không giới hạn và thay đổi rất nhanh, do đó các DN, shop hàng muốn tồn tại không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao nhận hàng hóa. Mà còn phải nắm chắc tâm lý khách hàng, sử dụng linh hoạt các chiêu thức tiếp thị hiệu quả nhằm thu hút khách hàng hướng đến những sản phẩm có thế mạnh.

Bên cạnh thói quen dùng tiền mặt, lòng tin của khách hàng vào các sản phẩm được bán online vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại.

Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết: Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều trở ngại lớn như thanh toán trực tuyến, hoàn tất đơn hàng, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực, chênh lệch khoảng cách tiếp cận thương mại điện tử giữa các địa phương và môi trường chính sách và pháp luật.

Chị Nguyễn Thu Hà, Gia Lâm, Hà Nội chia sẻ việc mua hàng online: sau nhiều lần mua hàng trên các trang mạng điện tử, tôi đều nhận thấy hàng quảng cáo rất đẹp nhưng hàng nhận về thì vô cùng thất vọng vừa xấu, vừa không đảm bảo chất lượng. Tôi rút ra kinh nghiệm mình chọn một sản phẩm, ví dụ, hàng may mặc sau khi tìm hiểu sản phẩm tôi nhắn tin riêng với shop yêu cầu họ tìm sản phẩm, thậm chí đo độ dài, độ rộng của sản phẩm và báo lại. Tôi sẽ hình dung và nhận biết được sản phẩm đó về chất lượng sẽ ra sao và quyết định mua hay không. Tôi cũng rất mong các nhà quản lý có các biện pháp, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và xử phạt nghiêm minh các trang mạng giao bán sản phẩm không đúng chất lượng như quảng cáo.

Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM cho rằng, trở ngại lớn nhất, quan trọng nhất đối với thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là môi trường chính sách pháp luật. Đây là một thực tế không chỉ đối với lĩnh vực thương mại điện tử mà còn là trở ngại đối với nhiều lĩnh vực khác. Bởi kể cả có chính sách hỗ trợ đi chăng nữa thì vấn đề thực thi vào thực tế cũng không hề đơn giản.

Hàng Việt vẫn là sự lựa chọn của người Việt

Theo báo cáo của Repota 2023, Omni shopper (người mua sắm đa kênh) vẫn tiếp tục duy trì vị trí quan trọng trong lĩnh vực mua sắm. Các kênh mua sắm phổ biến nhất hiện nay được người Việt tin tưởng lựa chọn là website thương mại điện tử với 78%, mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo... là 42% và 47% qua ứng dụng mua sắm trên điện thoại di động.

Nghiên cứu được khảo sát trong khu vực APAC về hoạt động mua sắm giải trí chỉ ra rằng 82% khách hàng sẵn sàng mua sắm sản phẩm từ một thương hiệu mà họ hiếm khi sử dụng sau khi xem video giới thiệu trên nền tảng Tiktok. Ngoài ra, 1/3 người dùng mong muốn trải nghiệm hành trình mua sắm kết hợp yếu tố giải trí, thư giãn.

Năm qua, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến người dùng ngày một thắt chặt chi tiêu, cẩn thận hơn trước khi đưa ra quyết định mua sắm hay đầu tư. Khảo sát “Thói quen tiêu dùng 2023” của PwC cho thấy, các mặt hàng xa xỉ ghi nhận doanh thu giảm sút đáng kể. Người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu năm qua 28% người Việt dự định đầu tư vào bản thân bằng việc nâng cấp kiến thức, rèn luyện sức khỏe thể chất và tâm hồn của họ. Con số này cao hơn nhiều so với người tiêu dùng ở toàn Đông Nam Á. ADSOTA nhận định, khi con người dần chú trọng bản thân, đề cao những giá trị chân thật cũng là lúc thương hiệu cần nhìn nhận mục tiêu tiếp thị theo hướng mới mẻ, gần gũi, đề cao những gì chân thật nhất.

Gen Z dù là thế hệ sử dụng và tương tác mạnh mẽ với công nghệ nhưng cũng là những người gìn giữ, bảo vệ văn hóa Việt Nam. Minh chứng qua lượt tìm kiếm về “Văn hóa Việt Nam” tăng 90% trong năm 2022. Trong đó, 50% người tiêu dùng gen Z ủng hộ thương hiệu thể hiện được giá trị văn hóa Việt thông qua các yếu tố truyền thống, mang đậm hồn Việt. Điểm đáng chú ý trong sự dịch chuyển hành vi người dùng chính là họ ngày càng coi trọng chất lượng hơn số lượng.

Đây cũng là một đòi hỏi các DN cần phải tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, từ các sản phẩm bình dân cho đến các sản phẩm cao cấp. Do vậy, mỗi DN không chỉ chạy theo bắt kịp xu hướng, đón đầu công nghệ mà cần phải cân bằng giữa yếu truyền thống và đổi mới. Có như vậy, thương hiệu mới giữ được nét riêng khác biệt và bứt phá với phương pháp tiếp thị phù hợp.

 

Ý kiến bạn đọc