HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Không bán được nông sản, người dân đành để cho bò ăn

Hà Phương
Chia sẻ

(Thị trường tài chính) - Chưa có năm nào, nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) lại lao đao vì vừa khó bán, vừa giá thấp như năm nay.

Đang vào chính vụ thu hoạch củ sắn nhưng hàng trăm hộ dân ở thôn Dương Quang (xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức) như ngồi trên đống lửa vì đối diện với nguy cơ chưa từng có. Ảnh: Hà Phương
Đang vào chính vụ thu hoạch củ sắn nhưng hàng trăm hộ dân ở thôn Dương Quang (xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức) như ngồi trên đống lửa vì đối diện với nguy cơ chưa từng có. Ảnh: Hà Phương
Bà Nguyễn Thị Ngoan (thôn Dương Quang) trồng 6 sào củ sắn (500m2/sào) với sản lượng ước tính khoảng 16 tấn. Bỏ ra chi phí hàng chục triệu đồng để đầu tư, chưa tính công nhưng đến thời điểm này bà chỉ mới bán được vài trăm kg. Ảnh: Hà Phương
Bà Nguyễn Thị Ngoan (thôn Dương Quang) trồng 6 sào củ sắn (500m2/sào) với sản lượng ước tính khoảng 16 tấn. Bỏ ra chi phí hàng chục triệu đồng để đầu tư, chưa tính công nhưng đến thời điểm này bà chỉ mới bán được vài trăm kg. Ảnh: Hà Phương
"Mong bà con gần xa ủng hộ chúng tôi tiêu thụ, vớt vát được phần nào số tiền đầu tư. Không bán được củ sắn, chúng tôi vừa không thu hồi được vốn, vừa không có đất để trồng các loại cây khác theo thời vụ", bà Ngoan cho hay. Ảnh: Hà Phương
"Mong bà con gần xa ủng hộ chúng tôi tiêu thụ, vớt vát được phần nào số tiền đầu tư. Không bán được củ sắn, chúng tôi vừa không thu hồi được vốn, vừa không có đất để trồng các loại cây khác theo thời vụ", bà Ngoan cho hay. Ảnh: Hà Phương
Thê thảm hơn bà Ngoan, bà Nguyễn Thị Xuân (thôn Dương Quang) trồng tận 20 sào củ sắn nhưng thời điểm này vẫn chưa có người mua. Ảnh: Hà Phương
Thê thảm hơn bà Ngoan, bà Nguyễn Thị Xuân (thôn Dương Quang) trồng tận 20 sào củ sắn nhưng thời điểm này vẫn chưa có người mua. Ảnh: Hà Phương
Mỗi năm 1 vụ, trồng củ sắn là nghề truyền thống của hơn 300 hộ dân thôn Dương Quang, nhưng chưa năm nào nào củ sắn vừa mất giá, vừa khó bán như hiện tại. Ảnh: Hà Phương
Mỗi năm 1 vụ, trồng củ sắn là nghề truyền thống của hơn 300 hộ dân thôn Dương Quang, nhưng chưa năm nào nào củ sắn vừa mất giá, vừa khó bán như hiện tại. Ảnh: Hà Phương
"Tôi có 6 sào củ sắn,với giá như bây giờ, năm nay tôi thua lỗ khoảng 40 triệu đồng", ông Hồ Minh Lin cho hay. Ảnh: Hà Phương
"Tôi có 6 sào củ sắn,với giá như bây giờ, năm nay tôi thua lỗ khoảng 40 triệu đồng", ông Hồ Minh Lin cho hay. Ảnh: Hà Phương
Theo người dân, hiện tại thương lái rất "kén", chỉ mua củ sắn tròn, to, đẹp với giá tại ruộng khoảng 1.800 đồng/kg. Trong khi những năm trước giá 6.000- 7.000 đồng/kg. Còn củ sắn khía, chất lượng tương tự lại hoàn toàn không mua. Ảnh: Hà Phương
Theo người dân, hiện tại thương lái rất "kén", chỉ mua củ sắn tròn, to, đẹp với giá tại ruộng khoảng 1.800 đồng/kg. Trong khi những năm trước giá 6.000- 7.000 đồng/kg. Còn củ sắn khía, chất lượng tương tự lại hoàn toàn không mua. Ảnh: Hà Phương
Bí bách, nhiều hộ dân phải mang củ sắn cho bò ăn. Ảnh: Hà Phương
Bí bách, nhiều hộ dân phải mang củ sắn cho bò ăn. Ảnh: Hà Phương
Những củ sắn tròn cỡ nắm tay cũng bị thương lái "chê", hoặc phải đổ bỏ, hoặc mang cho gia súc ăn. Ảnh: Hà Phương
Những củ sắn tròn cỡ nắm tay cũng bị thương lái "chê", hoặc phải đổ bỏ, hoặc mang cho gia súc ăn. Ảnh: Hà Phương
"Mọi năm giờ này đã thu hoạch và bán gần xong, còn bây giờ các đoàn thể mới hỗ trợ tiêu thụ được mỗi nhà vài tấn, trong khi nhà nào cũng vài chục tấn. Tết sắp tới rồi, kiểu này chắc bà con mất Tết", bà Nguyễn Thị Phường (thôn Đông Dương) rơm rớm. Ảnh: Hà Phương
"Mọi năm giờ này đã thu hoạch và bán gần xong, còn bây giờ các đoàn thể mới hỗ trợ tiêu thụ được mỗi nhà vài tấn, trong khi nhà nào cũng vài chục tấn. Tết sắp tới rồi, kiểu này chắc bà con mất Tết", bà Nguyễn Thị Phường (thôn Đông Dương) rơm rớm. Ảnh: Hà Phương
Những năm trước, củ sắn ở thôn Dương Quang rất được thị trường ưa chuộng, mang lại thu nhập lớn cho người trồng. Còn năm nay, bà con đang đối diện nguy cơ mất Tết vì thua lỗ nặng. Ảnh: Hà Phương
Những năm trước, củ sắn ở thôn Dương Quang rất được thị trường ưa chuộng, mang lại thu nhập lớn cho người trồng. Còn năm nay, bà con đang đối diện nguy cơ mất Tết vì thua lỗ nặng. Ảnh: Hà Phương
Chủ tịch UBND xã Đức Thắng Nguyễn Tấn Việt cho biết: "Dương Quang là vùng trồng củ sắn lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi với diện tích hơn 36ha, sản lượng khoảng 1.400 tấn. Năm nay củ sắn khó bán, có khả năng vì trùng vụ thu hoạch với các tỉnh phía Nam. Hiện Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đã kêu gọi nhân dân, đoàn thể hỗ trợ tiêu thụ nhưng vẫn chưa được bao nhiêu". Ảnh: Hà Phương
Chủ tịch UBND xã Đức Thắng Nguyễn Tấn Việt cho biết: "Dương Quang là vùng trồng củ sắn lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi với diện tích hơn 36ha, sản lượng khoảng 1.400 tấn. Năm nay củ sắn khó bán, có khả năng vì trùng vụ thu hoạch với các tỉnh phía Nam. Hiện Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đã kêu gọi nhân dân, đoàn thể hỗ trợ tiêu thụ nhưng vẫn chưa được bao nhiêu". Ảnh: Hà Phương