HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Viết phần mềm cho các nền tảng mạng xã hội, có người nộp thuế hơn 33 tỷ đồng

Túc Mạch

(Thị trường tài chính) - "Chúng tôi biết, có những người nộp thuế rất lớn qua việc viết phần mềm cho Youtube hoặc phần mềm trên mạng xã hội. Có người nộp thuế 33 tỷ, có người vừa rồi phát hiện ra doanh thu 117 tỷ, chưa ra quyết định thanh tra, kiểm tra thì họ ra nộp luôn 5%. Chúng tôi đánh giá rất cao công tác tuyên truyền vận động". Trao đổi với PV Báo Kinh tế và Đô thị, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam thông tin.

Hiện các doanh nghiệp đang bước vào cao điểm mùa quyết toán thuế hàng năm. Những vấn đề mà doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình quyết toán thuế là gì, thưa bà? 

Mặc dù Covid-19 đã được kiểm soát, nhưng các khó khăn chung về tình hình thế giới thời gian qua đã tác động rất nhiều đến hoạt động kinh doanh cũng như nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp.

Viết phần mềm cho các nền tảng mạng xã hội, có người nộp thuế hơn 33 tỷ đồng - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh những khó khăn về nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp vẫn thường vướng mắc trong quá trình quyết toán thuế hằng năm. Đó là làm thế nào để xác định được tính hợp pháp của các hóa đơn cũng như hướng xử lý như thế nào nếu không may mua phải các hóa đơn của đơn vị mất tích, bỏ trốn; chưa kể có những doanh nghiệp rủi ro cao, họ chỉ bán hóa đơn thôi chứ không kinh doanh,… Đấy là những tác động bên ngoài gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp khi gặp khó khăn lại có những hành vi vi phạm pháp luật về thuế, ví dụ như hợp thức hóa các chứng từ sai phạm,… Như vậy, bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt, có một số doanh nghiệp làm sai và chính những doanh nghiệp làm sai đó lại ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp làm đúng. Chính như vậy, cơ quan thuế đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp phân biệt được đâu là doanh nghiệp có rủi ro cao, có hiện tượng sử dụng và kinh doanh hóa đơn, chứng từ trái phép.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng gặp những vướng mắc về chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong khai quyết toán, đó là khai về hoạt động giao dịch liên kết. Doanh nghiệp nước ngoài thì họ quen, nhưng doanh nghiệp trong nước thì thực sự khó khi định tỷ lệ EBITDAcao hơn để loại trừ.

Bên cạnh các gói giải pháp để hỗ trợ, trong năm nay, Việt Nam cũng áp dụng thuế tổi thiểu toàn cầu. Những vấn đề nào sẽ đặt ra khi chính sách này được thực thi?

Khi thực hiện thuế tối tiểu toàn cầu, các doanh nghiệp đang được ưu đãi thuế, thậm chí có thuế suất ưu đãi từ 5% - 10% sẽ áp dụng lãi suất 15%. Lúc này, khi bảo hộ sản xuất, người ta tiến hành đầu tư vào Việt Nam như thế nào? Liệu Quốc hội và Chính phủ sẽ đưa ra những gói giải pháp gì? Có quỹ hộ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp lớn mà chúng ta thường gọi là “đại bàng” để họ lại tiếp tục ở lại đây, cũng như các doanh nghiệp mới, họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam? Đây là những vấn đề đặt ra.

Thuế thương mại điện tử là một nguồn thu còn rất nhiều dư địa hiện nay. Tuy nhiên, người nộp thuế hoạt động ở lĩnh vực này vẫn nhiều mơ hồ về thực hiện nghĩa vụ ngân sách. Theo bà, giải pháp nào hiệu quả để nâng cao hiệu quả thu lĩnh vực này?

Chúng ta có trên 3.000 cán bộ của Tổng Cục Thuế đã hỗ trợ rất tốt cho hệ thống. Trong công tác thanh tra, kiểm tra về thương mại điện tử. Chúng tôi biết những người nộp thuế rất lớn qua việc viết phần mềm cho Youtube hoặc những phần mềm trên mạng xã hội. Có người nộp thuế 33 tỷ, có người vừa rồi phát hiện ra doanh thu 117 tỷ, chưa ra quyết định thanh tra, kiểm tra thì họ ra nộp luôn 5%. Chúng tôi đánh giá rất cao công tác tuyên truyền vận động.

Chúng ta hi vọng rằng những hỗ trợ đồng hành này tiếp tục giúp doanh nghiệp hiểu được chính sách thuế. Bởi khi tuân thủ pháp luật thì người ta sẽ hiểu những việc họ cần làm. Thay vì trốn thuế để lại những hậu quả, thậm chí là lao lý thì sẽ cố gắng tuân thủ, phấn đấu kinh doanh, giảm chi phí, giảm giá thành... để nâng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 

Thưa bà, việc đy mạnh công tác chuyển đổi số trong quản lý thuế của Cục Thuế Hà Nội có vai trò như thế nào trong việc quản lý tốt hiệu quả thu?

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Chính phủ điện tử, vậy chúng ta đã chuyển đổi số. Nếu như Cục Thuế Hà Nội cũng như ngành thuế không chuyển đổi số thì kinh doanh như thế nào? Trên toàn quốc, chúng ta có trên 800.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp và số thu của Hà Nội chiếm hơn 1/3. Vậy làm thế nào để xác minh được nghĩa vụ nộp thuế phát sinh? Thông qua các hệ thống số, không chỉ có kết nối với các doanh nghiệp mà cơ quan thuế Hà Nội kêt nối với hệ thống các tổ chức tín dụng các ngân hàng.

Bây giờ làm thế nào chúng ta biết được rằng các cá nhân này có thu nhập từ viết phần mềm hay trên các trang Youtube? Số lượng người dùng càng nhiều thì thu nhập càng cao, và thu nhập từ nước ngoài họ chuyển về chắc chắn sẽ qua ngân hàng. Thông qua chuyển đổi số, thông qua mã số về cơ sở dữ liệu và thực hiện các hóa đơn điện tử, cơ sở sẽ nắm được hóa đơn điện tử. Cục Thuế Hà Nội cũng hỗ trợ doanh nghiệp với Tổng Cục thuế là giúp doanh nghiệp không nhận diện tại Việt Nam kê khai nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử. Vậy các tổ chức cá nhân nước ngoài họ được cấp mã số thuế rồi nhưng không nộp thuế thì trách nhiệm như thế nào, các doanh nghiệp Việt Nam có phải khấu trừ thuế nhà thầu hay không?

Trong cuộc đối thoại với Hàn Quốc mới đây, Tổng Cục Thuế đã khẳng định rất rõ ràng, khi chúng ta áp dụng cơ chế số, mà bên nước ngoài cũng đã có mã số thuế rồi thì trách nhiệm theo dõi phải là bên Tổng Cục Thuế, còn các doanh nghiệp không cần phải khấu trừ thuế nhà thầu nước ngoài. Rõ ràng, hiệu quả rất lớn từ việc cấp mã số thuế, áp dụng hóa đơn điện tử, kết nối dữ liệu,… Đó là nỗ lực của ngành thuế.

Hiện nay, nỗ lực ứng dụng CNTT chuyển đổi số của Bộ Tài chính được đánh giá là một trong 2 đơn vị tốt nhất trong quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Chúng tôi tin rằng, cùng với kết quả trong thời gian qua thì Cục Thuế Hà Nội cũng như Tổng Cục Thuế tiếp tục giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, đặc biệt là các hộ cá nhân kinh doanh, họ sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế. Có như vậy mới đảm bảo được sự minh bạch, bình đẳng giữa tất cả thể nhân, pháp nhân và các thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Bà đánh giá như thế nào về sức khỏe của doanh nghiệp khi mà gần kết thúc quý 1 và số thu ngân sách trong hơn 2 tháng qua có dấu hiệu khởi sắc?

Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã rất vất vả gồng mình lên đối chọi với Covid-19. Hết Covid-19 thì lại tình hình khó khăn quốc tế. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, một khi đã thành lập thì họ có sự nỗ lực vươn lên để vượt khó, đó là đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng để họ đi đơn phương mà không có sự hỗ trợ của các cơ quan thuế, không có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng cũng khiến họ gặp rất khó khăn.

Và rõ ràng các gói giải pháp về thuế của năm nay của Quốc hội, của Chính phủ cũng như sắp tới là sẽ sửa các luật thuế đang có vướng mắc như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và Thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ trong đề xuất về thuế GTGT thì cho phép hoàn thuế đối với những đơn vị không xuất khẩu, không đầu tư, chỉ có kinh doanh thuế xuất 5% mà đầu vào không khấu trừ trong một thời gian,… đấy cũng là những tín hiệu mở ra. Tín hiệu tốt đó cũng như kinh tế đất nước dần phục hồi đã tạo cho doanh nghiệp từng bước từng bước vượt qua khó khăn của thuế xuất kinh doanh và dần phát triển.

Xin trân trọng cảm ơn Bà!