HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Đánh giá rủi ro trong kiểm toán

Nguyễn Trường Huy (Khoa Kế toán, Học viện Tài Chính)

(Thị trường tài chính) - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và phát triển của nền kinh tế thị trường nhu cầu minh bạch thông tin tài chính vô cùng quan trọng đối với các công ty kiểm toán, đặc biệt là trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán, một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính.

Thực tế hiện nay, kiểm toán độc lập Việt Nam tiếp cận cuộc kiểm toán dựa trên rủi ro. Phương pháp tiếp cận này hoàn toàn phù hợp với các hướng dẫn của Bộ Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam ban hành tháng 12/2012 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2014 sau khi đã bổ sung, kế thừa các điểm mới của Bộ Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế. Phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro yêu cầu kiểm toán viên phải hiểu rõ về đơn vị và môi trường kinh doanh của nó, nhằm xác định rủi ro có thể dẫn tới sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính và đánh giá rủi ro này ở cấp độ báo cáo tài chín và cấp độ cơ sở dẫn liệu.

Đánh giá rủi ro trong kiểm toán - ảnh 1

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và phát triển của nền kinh tế thị trường nhu cầu minh bạch thông tin tài chính vô cùng quan trọng đối với các công ty kiểm toán, đặc biệt là trong việc đánh giá rủi ro Kiểm toán, một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán là bước then chốt để xác định phạm vi và thiết kế kế hoạch kiểm toán, nhưng thực tế cho thấy việc này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và chưa được hoàn thiện, đặc biệt là tại các công ty kiểm toán hiện nay.

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề trong hoạt động kiểm toán, mỗi nguyên nhân từ các phía khác nhau:

Nguyên nhân từ phía cơ quan Nhà nước, Bộ Tài Chính, Hiệp hội nghề nghiệp: Khi thông tư chế độ kế toán cũng như Luật Kiểm toán còn nhiều hạn chế khiến việc xây dựng lòng tin với các khách hàng khó tính như doanh nghiệp đến từ châu âu, Mỹ trở nên khó khăn. Từ những thiếu sót dẫn đến tâm lý dịch vụ Công ty kiểm toán độc lập Việt Nam cung cấp trở giảm giá trị thiếu tin cậy.

Nguyên nhân từ phía đơn vị kiểm toán: Cùng với sự gia tăng chưa từng có về các loại hình doanh nghiệp mới, sự nhu cầu sử dụng nhu cầu sử dụng dịch vụ lớn như dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn pháp luật ở các giai đoạn trước trong và sau cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các công ty Kiểm toán độc lập Việt Nam cập nhật những thủ tục cùng với những chính sách mới phù hợp với những loại hình doanh nghiệp mới để bắt kịp tiến độ phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường tiềm năng lớn như vây.

Nguyên nhân từ phía đơn vị được kiểm toán: Ngành kiểm toán độc lập là một lĩnh vực mới tại Việt Nam, với Luật Kiểm toán Nhà nước vừa ra đời, nên không phải ai cũng hiểu đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của kiểm toán. Sự hiểu sai này dẫn đến hợp tác không chặt chẽ, chậm cung cấp thông tin cho kiểm toán viên (KTV), làm giảm hiệu quả của quá trình kiểm toán. Ngoài ra, tâm lý "thuê người mà không muốn nghe" cũng góp phần làm giảm sự hợp tác từ phía đơn vị được kiểm toán. Khi phát hiện sai phạm, có những nỗ lực mua chuộc hoặc giải thích một cách lắt léo, thậm chí đe dọa KTV để tránh bị phát hiện.

Các điều kiện để áp dụng các giải pháp ứng phó trong lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam, chia thành các phía khác nhau:

Về phía cơ quan Nhà nước, Bộ Tài Chính, Hiệp hội nghề nghiệp

Nhà nước nên xây dựng và thiết lập khung pháp lý hoàn chính cho sự hoạt đức của KTĐL, đặc biệt là Luật KTĐL, và Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán. Trong đó cơ sở xây dựng Chuẩn mực kiểm toán không phụ thuộc vào Chuẩn mực kiểm toán quốc tế mà con phải dựa vào điều kiện tinh tế của Việt Nam để việc vận dụng chuẩn mực mang tính phù hợp hơn. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống dữ liệu thông tin quốc gia để kịp thời thống kê cung cấp nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy về số liệu trung bình theo từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động để cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin liên quan đến các ngành nghề khác nhau nhằm hỗ trợ cho việc phân tích được tốt hơn.

Các Hiệp hội nghề nghiệp cần phát huy tích cực hơn nữa vai trò của mình trong việc đào tạo và rèn luyện cho KTV, kiểm tra thường xuyên chất lượng các công ty kiểm toán,

Bộ Tài chính: Bộ nên tăng cường các buổi tọa đàm và các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ cho các KTV nói chung và KTV độc lập nói riêng. Trong đó, quan hệ hợp tác, trao đổi, học hỏi kinh nghiêm, cập nhật thông tin với các hãng kiểm toán trong nước với nhau và học hỏi kinh nghiệm trên thế giới cần được coi trọng.

Về phía Công ty Kiểm toán độc lập, định kỳ hàng năm Công ty Kiểm toán độc lập cần phải tăng cường hợp tác với các hãng kiểm toán quốc tế mở rông phạm vi hoạt động , tiếp cận công nghệ, và nâng cao kiến thức và huấn luyện cho các KTV và các trợ lý các cấp.

Về phía đơn vị được kiểm toán, các doanh nghiệp cần lựa chọn các đơn vị kiểm toán đáp ứng nhu cầu và đánh giá cao nhất. Hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với KTV và đơn vị kiểm toán cùng với đó tuân thủ các quy định và nguyên tắc được đặt ra.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc