HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Nga-Trung cùng hàng loạt quốc gia tìm cách thoát khỏi thế thống trị của đồng USD, quyết ‘giáng đòn’ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ

Vương Vương

(Thị trường tài chính) - BRICS sở hữu nhiều thế mạnh đa dạng: Trung Quốc là một “gã khổng lồ” sản xuất, Brazil sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên, Nga là một quốc gia cung cấp năng lượng lớn và Nam Phi là quốc gia chủ chốt ở châu Phi.

Đồng USD là mô hình tham chiếu của thế giới, đóng vai trò là đồng tiền dự trữ quốc tế và là thước đo cho thị trường xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, vị thế độc quyền này đang dần bị “đe dọa”, đặc biệt là với sự trỗi dậy của BRICS với các thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Nam Phi, Iran và Ethiopia. 

Hiện BRICS đang chiếm khoảng 45% dân số thế giới và khoảng 1/4 GDP toàn cầu. Đặc biệt liên minh đang có tới 4/11 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Nga-Trung cùng hàng loạt quốc gia tìm cách thoát khỏi thế thống trị của đồng USD, quyết ‘giáng đòn’ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ  - ảnh 1
BRICS tập trung vào việc tìm kiếm các phương pháp để hạn chế vai trò của đồng bạc xanh

Vị thế “bá chủ” của đồng USD mang lại cho Mỹ đặc quyền như thế nào? 

Kể từ Hiệp định Bretton Woods năm 1944, USD đã trở thành đồng tiền quốc tế. Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ năm 1971, Mỹ từ bỏ “bản vị vàng”, đồng USD vẫn giữ thế thượng phong. 

Có nhiều lý do cho lợi thế của Washington, bao gồm sức mạnh hiện tại của nền kinh tế lớn nhất thế giới, USD là đồng tiền dự trữ của thế giới và vai trò của nó trong kinh doanh dầu mỏ, được gọi là hệ thống petrodollar.

Sự bá chủ của đồng USD đã mang lại cho Mỹ một lợi thế lớn. Nó cho phép quốc gia này vay với lãi suất rẻ hơn vì nhu cầu về tài sản bằng ngoại tệ, đặc biệt là trái phiếu Kho bạc Mỹ vẫn còn cao.

Hơn nữa, vị thế của đồng USD cũng mang lại cho Mỹ đòn bẩy để kiểm soát cơ bản hầu hết các tổ chức như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, sự tồn tại của một cấu trúc đơn cực cũng không tránh khỏi bị chỉ trích.

Sự thành lập của BRICS

Các quốc gia thành lập nhóm BRICS vào đầu những năm 2000 với mục tiêu cơ bản là thúc đẩy hội nhập kinh tế và chống lại sự thống trị của Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực tài chính. Nhóm này phát triển qua nhiều năm để trở thành một khối thương mại và đầu tư lớn, xét về thị phần trong tổng thương mại và đầu tư thế giới.

Các nước BRICS sở hữu nhiều thế mạnh đa dạng: Trung Quốc là một “gã khổng lồ” sản xuất, Brazil sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên, Nga là một quốc gia cung cấp năng lượng lớn và Nam Phi là quốc gia chủ chốt ở châu Phi.

Một lý do chính khác khiến BRICS thành lập liên minh là vì hầu hết các quốc gia này chủ yếu dựa vào đồng USD. Một số nước, chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc và Nga, đã từng phải đối mặt với tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế.

Do đó, khi được thành lập, BRICS tập trung vào việc tìm kiếm các phương pháp để hạn chế vai trò của đồng bạc xanh và tìm đến nhiều cách để giao thương bằng các loại tiền tệ địa phương. 

“Đòn giáng” vào đồng USD

Trong những năm gần đây, các quốc gia BRICS đang tìm cách “thoát khỏi thế giới do đồng bạc xanh thống trị”. Điểm nổi bật của sự thay đổi này là việc thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) vào năm 2014, đặt trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc). 

Mục tiêu chính của ngân hàng này là cung cấp các giải pháp tài trợ phát triển bằng nội tệ cho các quốc gia thành viên thay vì các hệ thống do USD chi phối của các tổ chức đối tác phương Tây.

Theo Stratheia, hai nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Nga đã rất tích cực trong việc thúc đẩy phi USD hóa, điều này thể hiện rõ qua lượng thương mại song phương hiện được thanh toán nhiều hơn bằng đồng Nhân dân tệ và Ruble. Ấn Độ cũng bày tỏ mong muốn tăng cường sử dụng đồng Rupee để mua hàng ở nước ngoài, đặc biệt là mua dầu mỏ từ Nga.

Khi tham gia giao dịch với các thành viên của nhóm này, họ hy vọng đạt được mục tiêu sử dụng các loại tiền tệ địa phương để tránh hệ thống dựa trên đồng bạc xanh, giảm chi phí kinh doanh cũng như nỗ lực loại bỏ sự biến động của thị trường ngoại hối.

Ngoài ra, các nước cũng xem xét ý tưởng về đồng tiền chung BRICS dù cho mọi thứ hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu. Và khi nhiều quốc gia tìm kiếm các con đường đa dạng hóa dự trữ ngoại hối và xem xét lựa chọn không tích lũy USD, việc sử dụng đồng tiền này có khả năng sẽ giảm xuống.

Theo Stratheia