Sơ tán khẩn cấp 2.000 người: Kích hoạt 2.700 thiết bị nổ, công trình tương đương tòa nhà 60 tầng vỡ sập trong tích tắc
(Thị trường tài chính) - Công trình này bị phá dỡ để dành đất cho các dự án xây dựng mới.
Nhà máy Nhiệt điện Nam Kinh số 2, nằm trên đường Taixing, phố Yanziji, quận Qixia, Nam Kinh, được khởi công xây dựng vào tháng 8/1986 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/1988. Trong suốt 30 năm, nhà máy đã cung cấp điện năng cho thành phố Giang Tô, Trung Quốc.
Nhà máy Nhiệt điện Nam Kinh số 2, nằm trên đường Taixing, phố Yanziji, quận Qixia, Nam Kinh (Ảnh: Weibo)
Tuy nhiên, sau ba thập kỷ hoạt động không ngừng nghỉ, nhà máy này đã trở nên lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân địa phương. Do vậy, vào ngày 23/5/2017, chính quyền đã quyết định phá dỡ nhà máy để dành đất cho các dự án xây dựng mới.
Công trình trước khi bị phá dỡ (Ảnh: Weibo)
Quá trình phá dỡ nhà máy nhiệt điện Nam Kinh số 2 là một công việc phức tạp, sử dụng khoảng 480kg thuốc nổ được chia thành 2.700 thiết bị nổ và đặt vào 2.000 lỗ khoan xung quanh khu vực của hai ống khói cao 180m và tháp làm mát có diện tích 5.500m². Các thiết bị nổ được kích hoạt gần như đồng loạt vào khoảng 15h30 ngày 23/5/2017. Chỉ sau 12 giây, cả tháp làm mát và hai ống khói cao tương đương tòa nhà 60 tầng đã sụp đổ, tạo nên một đám mây bụi trắng dày đặc. Đây được coi là vụ nổ lớn nhất ở Nam Kinh trong những năm gần đây.
Vụ phá dỡ sử dụng khoảng 480kg (Ảnh: Weibo)
Trước khi phá hủy, hơn 2.000 cư dân sống xung quanh khu vực đã được sơ tán đến nơi an toàn. Dù việc phá hủy diễn ra nhanh chóng, nhưng không phải là không gặp khó khăn. Ông Wu Yan, người chịu trách nhiệm cho việc phá dỡ, chia sẻ: "Công việc này rất phức tạp vì nhà máy nằm gần dây cáp điện chỉ 20m và đường sắt 26m. Chúng tôi phải đảm bảo các tháp đổ theo hướng chính xác để tránh gây thiệt hại".
Chỉ sau 12 giây, cả tháp làm mát và hai ống khói cao tương đương tòa nhà 60 tầng đã sụp đổ (Ảnh: Weibo)
Trước đây, Yanziji, Nam Kinh từng là một khu công nghiệp phát triển mạnh, nhưng phải đánh đổi bằng môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Trong bối cảnh phát triển đô thị bền vững, chính quyền đã quyết định giảm bớt hoạt động của ngành công nghiệp nặng, mang lại một diện mạo mới cho khu vực này.