HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Sau mũi khoan sâu 2.500m rồi bất ngờ chệch hướng, láng giềng Việt Nam báo trúng lớn: Kho báu đa kim trữ lượng ‘khủng’ lộ diện nhờ công nghệ cao

Hải Châu

(Thị trường tài chính) - Quá trình chinh phục tầng sâu địa chất tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã mang lại phát hiện đáng kinh ngạc nhờ công nghệ 5G.

Theo báo cáo từ Cục Khảo sát Địa chất tỉnh Hồ Nam, Viện Nghiên cứu Mỏ cấp tỉnh Trung Quốc vừa phát hiện ba thân quặng scheelite loại skarn ẩn sâu trong quá trình thăm dò mỏ đa kim vonfram tại huyện Nhữ Thành, tỉnh Hồ Nam. Phát hiện đã phá vỡ các quan điểm trước đây vốn chỉ tập trung vào các thân quặng vonfram loại mạch thạch anh tại khu vực Dashan. Đồng thời, nghiên cứu cũng mở ra hướng đi mới cho việc thăm dò sâu tại các rìa địa chất, hứa hẹn nâng cao đáng kể tiềm năng khai thác và gia tăng trữ lượng quặng vonfram.

Sau mũi khoan sâu 2.500m rồi bất ngờ chệch hướng, láng giềng Việt Nam báo trúng lớn: Kho báu đa kim trữ lượng ‘khủng’ lộ diện nhờ công nghệ cao - ảnh 1

Quá trình chinh phục tầng sâu địa chất tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã mang lại phát hiện đáng kinh ngạc nhờ công nghệ 5G. Ảnh minh họa

Tháng 3/2024, Công ty TNHH Tập đoàn Khai thác Mỏ Hồ Nam đã ký kết hợp đồng trị giá gần 7 triệu nhân dân tệ với Viện Nghiên cứu Khoáng sản tỉnh, nhằm triển khai dự án thăm dò sâu tại mỏ đa kim vonfram Xiaoyuan. Dự án dự kiến kéo dài đến tháng 12/2025 với mục tiêu xác minh trữ lượng tài nguyên và đánh giá tiềm năng khai thác.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 13 mũi khoan sâu với tổng chiều dài 2.500m tại các khu vực tiềm năng thuộc dòng 8-14 của khu mỏ. Khi mũi khoan đạt độ sâu 1.000m, hệ thống phải đối mặt với lớp đất đá phức tạp, khiến máy khoan phát tín hiệu báo động. Chưa phát hiện dấu hiệu khoáng sản tại thời điểm này, nhóm nghiên cứu đã đánh giá lại chiến lược để điều chỉnh vị trí khoan, tránh nguy cơ thất bại.

Sau mũi khoan sâu 2.500m rồi bất ngờ chệch hướng, láng giềng Việt Nam báo trúng lớn: Kho báu đa kim trữ lượng ‘khủng’ lộ diện nhờ công nghệ cao - ảnh 2

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 13 mũi khoan sâu với tổng chiều dài 2.500m tại các khu vực tiềm năng thuộc dòng 8-14 của khu mỏ. Ảnh: Internet

Sau khi điều chỉnh chiến lược, nhóm nghiên cứu mở rộng lỗ khoan và tiếp tục khoan sâu thêm 1.000m. Đột phá xảy ra khi các mũi khoan chạm mốc 2.500m, phát hiện ba thân quặng scheelite loại skarn xếp lớp.

Đối mặt với khó khăn khi mũi khoan chạm tầng đất đá phức tạp ở độ sâu 1.000m, đội nghiên cứu quyết định tiếp tục khoan thêm 1.000m nữa. Bất ngờ, chỉ 8 phút sau khi vượt qua mốc 2.500m, một loạt thân quặng mới đã được phát hiện. Ba thân quặng được đánh số V, VI và VII, sở hữu những thông số đầy triển vọng. 

Thân quặng V có chiều dài 400m, rộng 200m, dày trung bình 5,3m với hàm lượng WO₃ đạt 0,359%. Thân quặng VI dài 460m, rộng 244m, dày trung bình 2,45m, hàm lượng WO₃ đạt 0,236%. Trong khi đó, thân quặng VII dù chỉ được phát hiện trên một tuyến cắt, nhưng lại dày trung bình 17,06m với hàm lượng WO₃ đạt 0,192%. Những phát hiện này không chỉ mang lại hy vọng mới mà còn mở ra tiềm năng lớn cho ngành khai thác khoáng sản trong khu vực.

Sau mũi khoan sâu 2.500m rồi bất ngờ chệch hướng, láng giềng Việt Nam báo trúng lớn: Kho báu đa kim trữ lượng ‘khủng’ lộ diện nhờ công nghệ cao - ảnh 3

Các mũi khoan chạm mốc 2.500m, phát hiện ba thân quặng scheelite loại skarn xếp lớp. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, dự án đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để điều phối các hoạt động khoan và thu thập dữ liệu địa chất từ các tầng đất sâu. Một trong những điểm nổi bật là việc sử dụng hệ thống phân tích và xử lý dữ liệu thời gian thực, tích hợp cùng các cảm biến hiện đại để giám sát trạng thái của mũi khoan cũng như các điều kiện địa chất. Đặc biệt, Trung Quốc đã phát triển các công cụ mô phỏng kỹ thuật số giúp tối ưu hóa chiến lược khoan, đồng thời giảm thiểu rủi ro và chi phí một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, công nghệ cảm biến thông minh được triển khai để giám sát các yếu tố như tích tụ khí, mức độ ngập nước, và thông gió. Camera chụp ảnh thời gian thực kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích dữ liệu liên tục, đưa ra cảnh báo tự động khi phát hiện thiết bị đạt đến ngưỡng nguy hiểm hoặc xuất hiện các hành vi gây mất an toàn.

Sau mũi khoan sâu 2.500m rồi bất ngờ chệch hướng, láng giềng Việt Nam báo trúng lớn: Kho báu đa kim trữ lượng ‘khủng’ lộ diện nhờ công nghệ cao - ảnh 4

Công nghệ cảm biến thông minh kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích dữ liệu liên tục, tạo bước ngoặt cho ngành công nghiệp nặng. Ảnh minh họa

Đáng kể hơn, Trung Quốc đã đưa công nghệ 5G vào thăm dò và khai thác khoáng sản, tạo ra bước ngoặt lớn trong việc số hóa ngành công nghiệp nặng. Các trạm cơ sở 5G không chỉ được lắp đặt mà còn tích hợp khả năng điện toán đám mây và AI để xây dựng một bản sao kỹ thuật số của các hoạt động ngầm. Mô hình này được hiển thị trực tiếp trên nền tảng trực tuyến trong phòng chỉ huy, hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

Hiện tại, dự án đang được triển khai thực địa theo kế hoạch chi tiết. Trong thời gian tới, nhóm thực hiện sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm tuyển khoáng, rà soát các tiêu chuẩn công nghiệp, và hoàn thiện các nhiệm vụ với chất lượng cao nhất. Điều này không chỉ đảm bảo hiệu quả mà còn cung cấp nền tảng kỹ thuật vững chắc cho việc mở rộng trữ lượng và phạm vi khai thác mỏ.