Phong tỏa khẩn cấp cả công trường xây dựng dưới lòng đất do phát hiện vật thể đen bí ẩn: Chuyên gia nhận định kho báu khủng, công nghệ cao được đưa vào khai thác
(Thị trường tài chính) - Đây được xem là mỏ "kho báu" có trữ lượng tài nguyên chưa được khai thác lớn nhất và chất lượng tốt nhất ở đất nước này.
Theo China News Network, dự án trọng điểm ngầm dưới lòng đất của thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã phải tạm dừng thi công do phát hiện một vật thể màu đen ánh bạc. Sau khi các chuyên gia tiến hành nghiên cứu, họ xác nhận bên dưới là một mỏ sắt lớn. Dự án này được đặt tên là Dự án mỏ sắt Tây An Sơn.
Theo đó, vào ngày 28/8 vừa qua, Dự án mỏ sắt Tây An Sơn đã ghi dấu một cột mốc lịch sử khi trục không khí hồi lưu số 3 đã được đào sâu đến độ sâu 773,2m. Đây là trục đầu tiên hoàn thành tại Tây An Sơn, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc đặt nền móng cho hệ thống đường hầm của dự án.
Với trữ lượng lên tới 1,3 tỷ tấn, trong đó có 30 triệu tấn quặng sắt hỗn hợp và hơn 10 triệu tấn quặng sắt cô đặc, Tây An Sơn được xem là một kho báu quý giá. Đặc biệt, đây là mỏ kho báu sắt có trữ lượng tài nguyên chưa được khai thác lớn nhất và chất lượng tốt nhất ở Trung Quốc.
Để khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên khổng lồ này, dự án Tây An Sơn đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, trong đó có thể kể đến mô hình khai thác hầm lò thông minh, kết hợp khai thác sâu và chế biến khoáng sản hiệu quả theo định hướng phát triển xanh. Phương pháp này không chỉ giúp bảo tồn tối đa các đặc trưng tự nhiên của Tây An Sơn mà còn giảm thiểu tình trạng xói mòn đất, bụi và ô nhiễm nước, đảm bảo môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng trong quá trình khai thác.
Đối với mô hình khai thác hầm lò thông minh, Trung Quốc sử dụng các công nghệ như IoT (Internet of Things), AI (Trí tuệ nhân tạo) và Big Data để giám sát và quản lý quy trình khai thác. Các cảm biến được lắp đặt trong hầm mỏ để thu thập dữ liệu về điều kiện làm việc, tình trạng thiết bị và tài nguyên.
Bên cạnh đó, việc tự động hóa các quy trình khai thác giúp giảm thiểu sự can thiệp của con người, từ đó giảm nguy cơ tai nạn và cải thiện an toàn lao động. Các máy móc và thiết bị được điều khiển từ xa, giúp tăng hiệu quả khai thác và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của thiết bị.
Dữ liệu thu thập từ các thiết bị và cảm biến được phân tích để đưa ra các quyết định kịp thời trong quá trình khai thác và bảo trì. Việc phân tích dữ liệu lớn cho phép dự đoán tình trạng tài nguyên và tối ưu hóa quy trình sản xuất.