HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông dài nhất châu Á, nối liền 2 bờ bởi 18 sợi dây xích sắt với chi phí xây dựng 100.000 lạng bạc

Dương Uyển Nhi

(Thị trường tài chính) - Đây là cây cầu cổ xưa nhất, có chiều dài, nhịp lớn nhất, mặt cầu rộng nhất và số lượng xích sắt nhiều nhất trong số các cầu treo cổ bằng sắt còn trên sông Dương Tử.

Theo thông tin từ SCMP, danh hiệu "cây cầu lâu đời nhất bắc qua sông Dương Tử" - con sông dài nhất châu Á với đập Tam Hiệp chắn ngang ở thượng nguồn - đã gây ra nhiều tranh cãi, phần lớn do những sai sót trong quá trình dịch thuật.

Vào năm 1954, Trung Quốc đã khánh thành một tuyến đường sắt và đường bộ kết hợp dài khoảng 2.000km tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và tuyên bố đây là "cây cầu đầu tiên bắc qua sông Dương Tử". Tuy nhiên, trong tiếng Trung, từ "đầu tiên" có thể mang nghĩa là "số một", chứ không nhất thiết là "cây cầu đầu tiên từ trước đến nay". Thực tế, danh hiệu này đúng ra thuộc về một cây cầu được xây dựng bởi Jiang Zonghan gần 70 năm trước đó. 

Cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông dài nhất châu Á,  nối liền 2 bờ bởi 18 sợi dây xích sắt với chi phí xây dựng 100.000 lạng bạc - ảnh 1
Cây cầu đầu tiên bắc qua sông Dương Tử (Ảnh: Sohu)

Theo cuốn sách "Sử lược nhà Thanh" (Draft History of Qing), biên soạn dựa trên các tài liệu chính thức vào những năm 1920, cây cầu này được gọi là cầu Kim Long hay cầu Rồng Vàng, thể hiện chi phí khổng lồ đã được đầu tư vào công trình này. 

Cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông dài nhất châu Á,  nối liền 2 bờ bởi 18 sợi dây xích sắt với chi phí xây dựng 100.000 lạng bạc - ảnh 2
Cầu Kim Long hiện đã có tuổi đời trên 140 năm (Ảnh: Sohu)

Cầu Kim Long được xây dựng từ nguồn tài trợ cá nhân của Tướng quân Jiang Zonghan, người từng giữ chức Đề đốc Quý Châu thời nhà Thanh, với tổng số tiền là 100.000 lạng bạc. Quá trình xây dựng kéo dài năm năm, từ năm Quang Tự thứ hai (1876) đến năm Quang Tự thứ sáu (1880), tính đến nay cây cầu này đã có tuổi đời hơn 140 năm.  

Cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông dài nhất châu Á,  nối liền 2 bờ bởi 18 sợi dây xích sắt với chi phí xây dựng 100.000 lạng bạc - ảnh 3
Cầu Kim Long được xây dựng với 18 sợi xích sắt lớn treo trên hai bờ sông (Ảnh: Sohu)

Cầu Kim Long được xây dựng với 18 sợi xích sắt lớn treo trên hai bờ sông, trong đó 16 sợi chịu trọng lực và được lót hai lớp ván gỗ theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Hai sợi xích còn lại đóng vai trò lan can bảo vệ ở hai bên, mỗi sợi xích sắt bao gồm khoảng 500 vòng sắt liên kết chặt chẽ với nhau. Cầu có tổng chiều dài 138,48m và bề rộng mặt cầu là 3,2m. 

Cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông dài nhất châu Á,  nối liền 2 bờ bởi 18 sợi dây xích sắt với chi phí xây dựng 100.000 lạng bạc - ảnh 4
(Ảnh: Sohu)

Hai trụ cầu ở mỗi đầu được lợp mái che, và có một tấm biển gỗ khắc chữ "Cầu Kim Long". Bên cạnh đó, tại đây còn có bức ảnh của Jiang Zonghan cùng với một tấm bia tưởng niệm ghi dòng chữ: "Công lao của tướng quân cao như Mặt trời và Mặt trăng". Qua hàng trăm năm chống chọi với mưa nắng, những sợi xích sắt đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu rỉ sét. 

Cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông dài nhất châu Á,  nối liền 2 bờ bởi 18 sợi dây xích sắt với chi phí xây dựng 100.000 lạng bạc - ảnh 5
Qua hàng trăm năm chống chọi với mưa nắng, những sợi xích sắt đã bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu rỉ sét (Ảnh: Sohu)

Hiện nay, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Dương Tử này không còn được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, cây cầu này đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện khả năng di chuyển dọc theo một tuyến đường chính mà các đoàn lữ hành từ Lệ Giang đến Côn Minh và Tứ Xuyên thường đi qua. 

Cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông dài nhất châu Á,  nối liền 2 bờ bởi 18 sợi dây xích sắt với chi phí xây dựng 100.000 lạng bạc - ảnh 6
Tuy nhiên, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Dương Tử này không còn được nhiều người biết đến (Ảnh: Sohu)

Với hơn 140 năm tồn tại, cầu Kim Long không chỉ là cây cầu cổ xưa nhất còn lại trên sông Dương Tử mà còn là cầu có chiều dài, nhịp lớn nhất, mặt cầu rộng nhất và số lượng xích sắt nhiều nhất trong số các cầu treo cổ bằng sắt hiện còn.

Tổng hợp: Sohu, SCMP, 163.com