Xây hàng tốt, tránh hàng giả, hàng nhái trên sàn chứng khoán Việt
(Thị trường tài chính) - Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 25 năm với nhiều đột phá và thăng trầm. Để kênh huy động vốn này phát triển lành mạnh và bền vững, một trong những giải pháp quan trong là xây dựng “hàng hoá” là các doanh nghiệp niêm yết tốt, tránh hàng giả, hàng nhái.
Quá trình tạo hàng hóa mới trên thị trường chứng khoán đang bị chậm?
Mới đây, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cơ Điện Lạnh (REE)- doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nguyễn Thị Mai Thanh đã chỉ ra, các công ty niêm yết là "hàng hóa" trên TTCK phải tốt và không có hàng giả.
Theo bà Thanh, vấn đề mấu chốt để thị trường phát triển là khuôn khổ pháp luật và chính sách cần được ổn định lâu dài. Chính phủ cần tiếp tục kiến tạo một môi trường luật pháp trong kinh doanh cởi mở, minh bạch hơn nữa, có thể tiến đến dịch vụ một cửa, giảm bớt cơ chế xin cho, chuyển dần sang cơ chế đăng ký và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật, không cấm là có thể tự động được làm.
Thực tế, những giai đoạn thị trường sôi động, doanh nghiệp lên sàn “như nấm sau mữa”. Tuy nhiên, đến nay, câu chuyện trì hoãn niêm yết lại ngày càng nhiều.
Nhiều ý kiến cho rằng, quá trình tạo hàng hóa mới trên thị trường chứng khoán bị chậm. Nếu như năm 2017-2018, một ngày thị trường đón nhiều doanh nghiệp mới lên sàn, gõ cồng mấy lần thì suốt giai đoạn đó đến nay ít doanh nghiệp niêm yết, tạo hàng hóa mới giống như xây chợ có nhiều gian hàng, hàng hóa phong phú.
Theo ông Hồ Sỹ Hòa Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư - Công ty Chứng khoán DNSE, trong năm qua, DN vừa và nhỏ đã IPO thành công 100% online, với số lượng đăng ký hơn 5.000 nhà đầu tư và sau khi đăng ký thành công thì hiện có 603 cổ đông. Với quy mô của Công ty Chứng khoán vừa và nhỏ IPO, nếu như những năm trước đây tiến hành IPO truyền thống thì con số sẽ ít hơn nhiều. Do đó chúng ta thấy được việc thay đổi hình thức IPO thành hình thức online giúp nhà đầu tư tiếp cận một cách nhanh hơn, gần hơn, từ đó tiếp cận được doanh nghiệp ngay từ những bước đầu của sự phát triển bùng nổ của doanh nghiệp. Chúng tôi cũng cam kết là sau khi IPO xong sẽ niêm yết ngay trong năm 2024 này và nhà đầu tư sẽ có thêm sự lựa chọn trong quá trình đầu tư của mình. “Chúng tôi đã có tính toán 2024 là thời điểm thuận lợi khi có sự đồng thuận từ chính phủ, thúc đẩy nâng hạng, tiền rẻ. Đây là thời điểm thuận lợi để công ty chứng khoán niêm yết lên sàn, từ đó tăng quy mô hoạt động, cũng như quy mô thị phần. Kể từ ngày bắt đầu hoạt động cho tới nay, nếu tính con số cuối năm 2023 thì với thị phần mở mới chúng tôi đã chiếm hơn khoảng 30%. Điều đó cho thấy nhu cầu đầu tư của người dân, quy mô thị trường vốn, thị trường chứng khoán đang còn nhiều dư địa để phát triển. Đây là lý do mà chúng tôi IPO 2023 và niêm yết năm 2024”- ông Hòa cho hay.
Thị trường lành mạnh, doanh nghiệp tự có nhu cầu lớn lên
Để phát triển thị trường, câu chuyên phát triển nhà đầu tư tổ chức được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt các quỹ đầu tư, phát triển các nđt tổ chức.
Phía các công ty chứng khoán đã có nhiều động thái để phát triển nhà đầu tư tổ chức. Đơn cử, tại Chứng khoán SSI, thường xuyên gặp gỡ các nhà đầu tư tổ chức để xúc tiến cơ hội đầu tư. “Dòng tiền tiềm năng đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất lớn, nhưng có hạn chế như ko có hàng hóa mới, quy định sở hữu nhà đầu tư nước ngoài với cổ phiếu nâng room. Gần đây nhất, sẽ có những kỳ vọng về nâng hạng vì tiêu chí các cổ phiếu để nâng hạng sẽ có những tiêu chí còn room để nhà đầu tư nước ngoài mua được”- bà Phạm Huyền Trang- Chứng khoán SSI nhấn mạnh.
Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường CTCP Chứng khoán VPBankS là hàn thử biểu của nền kih tế. Chứng khoáncó phát triển lành mạnh, ổn định thì mới phát triển có cơ hội tăng quy mô, lợi nhuận, đón dòng vốn từ thị trường ngoài nước
Vì thế, cần có giải pháp giúp doanh nghiệp đang ở giai đoạn midcap phát triển lớn, trong vài năm mới có một doanh nghiệp bigcap và sau này ít đi. Vinamilk, Vincom, MWG,.. trong những năm gần đây ít thấy xã hội, doanh nghiệp vốn hóa lớn xuất phát từ DN tư nhân, đề xây nền vững chắc, phải xây đội ngũ DN, tạo trụ cột, vừa hỗ trợ vốn vừa hỗ trợ công nghệ, chính sách, đảm bảo xuyên suốt, lộ trình thúc đẩy. Để có bigcap cần lộ trình đồng hành với doanh nghiệp trong 10- 20 năm tới phải có lớp doah nghiệp mới vững vàng, phát triển. “Khi thị trường chứng khoán thực sự phát triển bền vững, bản thân tự doanh nghiệp sẽ có nhu cầu lớn lên”- ông Sơn nói.