HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Khối ngoại bán ròng nghìn tỷ cổ phiếu Eximbank và Thế giới di động

Hà Lâm

(Thị trường tài chính) - Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2023, động thái bán ròng của khối ngoại tập trung cục bộ ở 3 mã EIB của Eximbank (5.000 tỷ đồng), VPB (3.000 tỷ đồng) và mà MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (3.200 tỷ đồng).

Báo cáo Chiến lược tháng 12/2023 của Công ty CP Chứng khoán SSI công bố cho thấy, xu hướng bán ròng của khối ngoại kéo dài sang tháng thứ 8 liên tiếp, với giá trị 3.500 tỷ đồng trong tháng 11 và nâng quy mô bán ròng từ đầu năm lên mức 12.700 tỷ đồng. Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại duy trì ổn định quanh ngưỡng 7 – 8% trên giá trị giao dịch thị trường.

Khối ngoại bán ròng nghìn tỷ cổ phiếu Eximbank và Thế giới di động - ảnh 1
Giá trị bán ròng khối ngoại tháng 11 mã MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới di đồng là 1.500 tỷ đồng

 

Giá trị bán ròng khối ngoại tháng 11 qua cao nhất ở VHM (-2.000 tỷ đồng), MWG (-1.500 tỷ đồng) và chứng chỉ quỹ ETF FUESSVFL (-1.100 tỷ đồng). Ngược lại, các mã DGC (+624 tỷ đồng), SHS (+469 tỷ đồng), SSI (+364 tỷ đồng) được mua ròng nhiều nhất.

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng ở nhiều nhóm ngành trụ cột như bất động sản (-2.100 tỷ đồng), bán lẻ (-1.300 tỷ đồng), thực phẩm đồ uống (- 1.200 tỷ đồng). Dù vậy, khối ngoại đảo chiều mua ròng mạnh ở nhóm tài nguyên cơ bản với giá trị 898 tỷ đồng và duy trì xu hướng vào ròng từ đầu năm với tổng giá trị hơn 6.000 tỷ đồng. Khối ngoại cũng tiếp tục mua ròng ở các các nhóm hóa chất, vật liệu xây dựng, dầu khí, công nghệ thông tin tháng thứ 2 liên tiếp.

Tính từ đầu năm, các nhóm ngân hàng, thực phẩm đồ uống và bán lẻ chiếm tỷ trọng chi phối trên giá trị bán ròng hơn 12.500 tỷ đồng của thị trường. Động thái bán ròng tập trung cục bộ ở 3 mã EIB của Eximbank (-5.000 tỷ đồng), VPB (-3.000 tỷ đồng) và mà MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động -(3.200 tỷ đồng). “Nhìn chung, các mã vốn hóa trung bình lại hút dòng tiền khối ngoại biễn biến các chỉ số chính từ đầu năm. Điểm nhấn ở các mã DGC (+624 tỷ đồng), NKG (+298 tỷ đồng), NLG (+222 tỷ đồng), HSG (+199 tỷ đồng) là nguyên nhân chính giúp nhóm VNMidcap (+2.600 tỷ đồng) ghi nhận giá trị mua ròng cao nhất từ đầu năm bù đắp giá trị bán ròng kỷ lục trong năm ở nhóm VN30 (-5.400 tỷ đồng)”- báo cáo SSI thống kê.