HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Khi cổ phiếu “ngược đường, ngược gió”

Song Anh

(Thị trường tài chính) - Thị trường chứng khoán ngày 5/8 đã có một phiên giao dịch đen tối khi VN-Index mất gần 50 điểm điểm. Đáng ngạc nhiên, giữa giông bão thị trường, một cổ phiếu khoáng sản vẫn ngược dòng tăng trần nhiều phiên liên tiếp.

VN-Index đánh rơi gần 50 điểm, một cổ phiếu ngược dòng tăng trần

 Đóng cửa phiên gần nhất, cả hai chỉ số chính của thị trường lao dốc lao dốc. VN-Index bốc hơi 48,53 điểm, tương ứng giảm 3,92% xuống 1.188,07 điểm.

Khi cổ phiếu “ngược đường, ngược gió” - ảnh 1
Ảnh minh họa

Giữa bối cảnh thị trường đỏ lửa, cổ phiếu KSV của Tổng Công ty Khoáng sản TKV (Vimico) đã tiếp tục tăng trần gần 10% phiên thứ 5 liên tiếp, đạt mức giá 57.700 đồng/cp. Như vậy, chỉ trong vòng một tuần thị giá của KSV đã tăng gần 56%. Thanh khoản cũng tăng vọt từ vài nghìn đơn vị mỗi phiên lên vài trăm nghìn. 

Cổ phiếu KSV tăng mạnh sau khi Vimico công bố kết quả kinh doanh đột biến trong quý 2/2024. Cụ thể, trong quý vừa qua công ty này ghi nhận doanh thu 3.432 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp này bất ngờ giảm gần 15% giúp lợi nhuận gộp gấp 4,4 lần lên mức 832 tỷ đồng. 

Cùng với việc chi phí tài chính giảm một nửa, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của Vimico đạt gần 493 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lỗ 24 tỷ đồng. Đây cũng là khoản lãi kỷ lục của công ty này trong một quý. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vimico mang về 6.583 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 566 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 757% so với cùng kỳ năm trước. 

Sau cơm mưa, trời có sáng?

Việc VN-Index đánh rơi gần 50 điểm, về dưới 1.200 điểm là thấp nhất trong hơn 3 tháng trở lại đây. Con số xấp xỉ 4% cũng là mức giảm mạnh thứ 2 kể từ đầu năm của VN-Index, chỉ sau phiên ngày 15/4 khi chỉ số mất 60 điểm (-4,7%). Thực tế cho thấy, tốc độ hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam sau những cú rơi gần đây phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm xảy ra.

Theo ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam, nhìn lại định giá thị trường, những lần VN-Index về mốc 1.200 điểm, P/E của thị trường rơi về quanh mức 10 lần. Lịch sử cho thấy khi P/E rơi về mức 10 lần có khả năng là vùng đáy của thị trường. Thêm nữa, câu chuyện cơ bản của doanh nghiệp hấp dẫn hơn rất nhiều. Dù áp lực giảm điểm vẫn còn song rủi ro hiện tại thấp hơn rất nhiều so với cơ hội tăng giá của thị trường. “Tôi kỳ vọng rằng thị trường sẽ sớm lấy lại được mốc 1.200 điểm trong một vài phiên tới. Thêm vào đó, lợi suất cổ phiếu hiện tại xấp xỉ 9%/ năm trong khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm 5,5-6%/ năm. Nhà đầu tư đang thấy thị trường khá xấu và lo sợ, chạy theo hiệu ứng đám đông, song sẽ sớm quay trở lại, nhờ vậy dòng tiền sẽ sớm được cải thiện”- ông Minh nói.

Đánh giá ảnh hưởng của TTCK quốc tế và diễn biến thị trường trong nước, giới chuyên gia thừa nhận, khó có thể kỳ vọng sự sôi động. Tuy nhiên, họ cũng lạc quan rằng, không nên bi quan. Mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2 đã qua đi nhưng sẽ là tham khảo tốt dể dự đoán đà phục hồi lợi nhuận doanh nghiệp giai đoạn cuối năm. Nhờ vậy, đây là thời điểm có thể tư duy dài hạn.