Cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 tăng tích cực trong quý I/2024
(Thị trường tài chính) - Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 cũng có quí I giao dịch tích cực tăng mạnh 14,62% là động lực chính dẫn dắt Vn-Index lần lượt vượt các vùng kháng cự mạnh quan trọng như 1.200 điểm, 1.250 điểm.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng đột biến hơn 4.700 tỉ đồng
Thị trường tuần từ ngày 25/3- 29/3/2024 tiếp tục tuần giao dịch khá tích cực mặc dù chịu áp lực rung lắc liên tục khi gặp vùng kháng cự rất mạnh 1.295 điểm tương ứng giá cao nhất tháng 8/2022.
Kết thúc tuần, tiếp tục bán ròng mạnh đột biến với giá trị 4.715,64 tỉ đồng trên HOSE tăng nhẹ 0,18% so với tuần trước, ở mức 1.284,09 điểm. Đồng thời kết thúc quí I/2024 khá tích cực khi tăng mạnh 13,64% so với cuối năm 2023 với thanh khoản cũng gia tăng tích cực. HNX-Index cũng kết thúc quí I/2024 tăng 4,99% so với cuối năm 2023 lên mức 242,58 điểm.
Trong tuần, thanh khoản trên HOSE chỉ đạt 124.049,00 tỉ đồng, giảm 18,3% so với tuần trước, ở mức trung bình. Một phần nguyên nhân đến từ sự cố chưa có tiền lệ khi công ty CP chứng khoán VNDRIECT mất kết nối với sở giao dịch trong cả 05 phiên trong tuần. Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch đột biến trong tuần, tiếp tục bán ròng mạnh đột biến với giá trị 4.715,64 tỉ đồng trên HOSE. Đây là đang là chuỗi bán ròng đột biến liên tiếp của khối ngoại trên HOSE, mua ròng trên HNX với giá trị 37,45 tỷ đồng.
Thị trường đón nhận nhiều thông tin trong tuần như: FTSE Russell vừa công bố báo cáo phân loại thị trường với việc giữ nguyên Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier Markets) lên thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging Markets). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 1,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Nhiều nhóm cổ phiếu phân hóa mạnh
Trong tuần thị trường biến động trong biên độ hẹp trên vùng hỗ trợ quanh 1.265 điểm và kháng cự quanh 1.295 điểm với mức độ phân hóa mạnh trong từng nhóm ngành như nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su với DPR (+7,04%), SIP (+4,44%), D2D (+4,26%)... thanh khoán gia tăng tốt và các mã chịu áp lực điều chỉnh như IDV (-3,09%), SNZ (-2,27%), KBC (-2,10%)..., thanh khoản suy giảm khá mạnh.
Các cổ phiếu ngân hàng cũng phân hóa rất mạnh, tăng giá nổi bật, thanh khoản tăng mạnh như TCB (+5,90%), VPB (+5,05%), LPB (+4,46%), NAB (+3,42%).... ngoài BID (-3,87%), MSB (-3,32%), NVB (-1,85%)....
Nhóm cổ phiếu bất động sản phân hóa mạnh tương tự, đa số có diễn biến tich cực hơn với rất nhiều mã tăng giá mạnh như VRC (+24,38%), QCG (+23,53%), VPH (+7,48%), NHA (+6,54%).... ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh nhẹ, thanh khoản suy giảm khá mạnh với FIR (+4,49%), CSC (-3,80%), PXL (-3,45%), CEO (-2,97%)... Các cổ phiếu chứng khoán ngoài VND (-5,56%) chịu áp lực bán khá mạnh thanh khoản đột cao nhất lịch sử trong tuần này khi xảy ra sự cố mất kết nối thì đa số các mã vẫn tăng giá tốt trước những thông tin tích cực như CSI (+6,06%), AGR (+5,69%), TVB (+4,21%), HCM (+3,15%)... Các nhóm ngành khác đa số biến động trong biên độ hẹp với thanh khoản suy giảm khá mạnh.
Báo cáo nhận định thị trường của Công ty Chứng khoán SHS đánh giá, dù thị trường tăng điểm nhưng tiếp tục bán ròng mạnh đột biến với giá trị 4.715,64 tỉ đồng trên HOSE vẫn đang trong khu vực có rung lắc mạnh bất thường khi tiệm cận cản mạnh 1.300. “Chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn VN- Index đã hội đủ điều kiện để vượt cản mạnh 1.300 tuy nhiên ngưỡng cản mạnh này có thể cần thêm nhiều nỗ lực tích lũy, trong trường hợp đó VN- Index có thể còn vận động rung lắc rũ bỏ và tích lũy thêm nhưng ngưỡng 1.250 sẽ là ngưỡng hỗ trợ tin cậy”- báo cáo SHS cho biết.
Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, thị trường vẫn đang vận động tích cực nhưng chưa vượt cản 1.300, vận động của thị trường hiện tại đang trong trạng thái sẵn sàng vượt cản bởi nền tích lũy đủ tin cậy, tuy nhiên vì ngưỡng 1.300 là ngưỡng cản mạnh nên rất có thể thị trường vẫn cần tích lũy thêm. Các chuyên gia SHS giữ quan điểm tích cực trong ngắn hạn ngay cả khi thị trường có thêm các phiên rung lắc và tích lũy thêm thì nhịp rung lắc tiếp theo mạng tính chất tăng cường tích lũy.
Về góc nhìn trung hạn VN- Index đang có đà tăng mạnh nhưng chưa thực sự xác nhận Uptrend trừ khi VnIndex vượt cản 1.300, hiện tại VN- Index đang hình thành nền tích lũy trước ngưỡng cản mạnh 1.300 và sẵn sàng để vượt cản tuy nhiên có thể thị trường cần thêm thời gian tích lũy bởi ngưỡng 1.300 là khu vực cản mạnh, khoảng nền tích lũy càng kéo dài thì quá trình vượt cản sẽ càng tin cậy. Khu vực tích lũy cho nỗ lực vượt cản sẽ là vùng 1.250 - 1.300.
Tình hình vĩ mô trong nước mặc dù ổn định nhưng tăng trưởng GDP năm 2023 không đạt mục tiêu dù đà tăng trưởng đang có xu hướng được cải thiện, tăng trưởng tín dụng yếu cho thấy nền kinh tế đang có khả năng hấp thụ vốn thấp, những khó khăn đối với thị trường BDS và đặc biệt là thị trường trái phiếu vẫn chưa có bước chuyển biến căn cơ. Tình hình kinh tế toàn cầu hiện cũng đang khó lường khi kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn và tăng trưởng thấp đặc biệt là khu vực EU có nhiều nền kinh tế bước vào suy thoái như Pháp, Đức, Hà Lan, Anh... Điểm tích cực là tình hình lạm phát đã bình ổn và FED đã phát tín hiệu dừng tăng lãi suất đồng thời để ngỏ khả năng khởi động chu kỳ giảm lãi trong năm 2024. Với tình trạng vĩ mô tốt xấu đan xen, việc thị trường hướng tới vận động tìm điểm cân bằng lại để tích lũy là phù hợp.
VN- Index tiếp tục tăng điểm tuần thứ 3 liên tiếp nhưng vẫn chưa vượt cản 1.300, thị trường đã hình thành nền tích lũy đủ tốt để vượt cản nhưng có thể khoảng thời gian tích lũy trong kênh 1.250-1.300 sẽ còn kéo dài hơn bởi ngưỡng cản 1.300 là cản mạnh và quan trọng, thời gian tích lũy càng dài thì quá trình vượt cản càng tin cậy. Chuyên gia SHS khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn và trung hạn đều có thể tham gia vào thị trường ở giai đoạn hiện tại với kỳ vọng VN- Index sẽ bùng nổ vượt cản xác nhận uptrend