HAPPYFOOD - Bữa ăn ngon cho gia đình hạnh phúc - Make Family Happy!

Chứng khoán 29/7: Thoát “khóa sàn”, cổ phiếu Vietnam Airlines tăng kịch trần, cổ đông xếp hàng chờ mua

Hương Trang

(Thị trường tài chính) - Sau khi bị điều chỉnh mạnh, liên tục "nằm sàn" kể từ đầu tháng 7 tới nay, chốt phiên 29/7, thị giá HVN bất ngờ tăng hết biên độ lên mức giá 22.350 đồng/cp với lượng dư mua trần gần 1,6 triệu đơn vị.

Kể từ đỉnh hồi đầu tháng 7, từ mức giá 36.400 đồng/cp, thị giá cổ phiếu hàng không này đã bốc hơi tới 44%. Vốn hóa thị trường của HVN cũng bị "thổi bay" hơn 1 tỷ USD chỉ trong khoảng 3,5 tuần giao dịch. Cổ phiếu HVN đã trải qua giai đoạn tăng nóng hơn 190% từ đầu năm lên mức cao nhất 6 năm, do vậy, áp lực chốt lời của nhà đầu tư thời gian qua được cho là khá dễ hiểu. Thêm vào đó, việc thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể vượt ngưỡng cản 1.300 điểm, thậm chí đang bước vào nhịp điều chỉnh khiến các cổ phiếu thiếu đi động lực bứt phá, HVN cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên bắt đầu từ phiên ngày 26/7, cổ phiếu HVN được giải cứu sau 10 phiên giả liên tục, trong đó cs 6 phiên giảm sàn. Cổ phiếu bắt đầu có sự phục hồi khi tăng 3,47% với khối lượng giao dịch tăng đột biến. Khoảng gần 10 triệu cổ phiếu HVN được nhà đầu tư sang tay trong phiên cuối tuần. Bước sang phiên hôm nay, cổ phiếu này giằng co quanh tham chiếu trong phiên sáng, sau đó đảo chiều tăng ngoạn mục trong phiên chiều. Gần 4 triệu cổ phiếu sang tay, HVN tăng kịch trần lên mức giá 22.350 đồng/cp với lượng dư mua trần gần 1,6 triệu đơn vị.

Trong bối cảnh hãng hàng không quốc gia đang tích cực tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy sau nhiều năm thua lỗ liên tiếp, ngày 22/07 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 42/2024/TT-NHNN, mở rộng chính sách hỗ trợ tài chính cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Cụ thể, Thông tư nhằm thực hiện Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội, cho phép NHNN tự động gia hạn thêm 3 lần đối với dư nợ tái cấp vốn của các tổ chức tín dụng đang cho Vietnam Airlines vay. Thông tư mới sửa đổi quy định về tái cấp vốn, với thời gian gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu. Tổng thời gian các lần gia hạn tối đa không quá 5 năm (bao gồm cả 2 lần đã được gia hạn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14). Quyết định này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc hỗ trợ hãng hàng không quốc gia vượt qua hậu quả kéo dài của đại dịch COVID-19.

Quay trở lại với diễn biến thị trường hôm nay, kết phiên, VN-Index tăng 4,49 điểm lên 1.246 điểm. Thanh khoản vẫn ở mức thấp khi toàn thị trường chỉ đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng.

Chứng khoán 29/7: Thoát “khóa sàn”, cổ phiếu Vietnam Airlines tăng kịch trần, cổ đông xếp hàng chờ mua - ảnh 1

 

Về mức độ ảnh hưởng, BID, HVN, VNM và HPG là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 3,4 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, VHM, MBB, VJC và VGC là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 1,3 điểm của chỉ số chung.

Sắc xanh bao phủ toàn thị trường, duy chỉ có nhóm bất động sản là "đội sổ" với mức giảm -0,14%. Trong khi VHM, VIC, BCM, KBC, PDR,... chìm trong sắc đỏ thì vẫn có những mã giữ được sắc xanh tích cực như DIG (+0,82%), TCH (+3,91%), NTL (+4,17%), CEO (+0,65%)... 

Cổ phiếu QCG đã dứt cơn bị năm sàn 6 phiên liên tiếp. Cổ phiếu này đã kết thúc ngày 29/7 ở mức giá trần 6.770 đồng/cp. Song song đó là thanh khoản giao dịch đột biến, với khối lượng khớp lệnh đạt 7,5 triệu cp, cao nhất kể từ 20/1/2022 (7,9 triệu cp), tức khoảng hai năm rưỡi.

Nhóm viễn thông dẫn đầu thị trường với mức tăng trung bình 5,84%. Chủ yếu đến từ các mã VGI (+6,35%), FOX (+6,37%), VNZ (+6,4%) và ELC (+3,18%). Tiếp theo đó là nhóm truyền thông giải trí với mức tăng 4,88%, tiếp đó là nhóm bán lẻ với mức tăng 4,55%.

Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng với giá trị 316 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tại chiều mua, cổ phiếu VIX là tâm điểm mua ròng của khối ngoại với giá trị 63 tỷ đồng. Theo sau, FPT và VNM là hai mã tiếp theo được gom 52 và 37 tỷ đồng. Ngoài ra, BCM và VPI cũng được mua19 và 15 tỷ đồng. Ngược lại, PDR chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với gần 41 tỷ đồng, DCM và MWG cũng bị "xả" 39 tỷ đồng và 27 tỷ đồng.

Ý kiến bạn đọc